Philippines khẳng định soái hạm của hải quân nước này, được điều ra Biển Đông sau khi Trung Quốc cử tàu hải tuần đến gần Trường Sa, sẽ thực thi luật trong vùng 200 hải lý.
Philippines khẳng định soái hạm của hải quân nước này, được điều ra Biển Đông sau khi Trung Quốc cử tàu hải tuần đến gần Trường Sa, sẽ thực thi luật trong vùng 200 hải lý.
AFP dẫn phát ngôn trên của tướng Eduardo Oban, người đứng đầu quân đội Philippines, về việc nước này chuẩn bị triển khai tàu Rajah Humabon, tàu chiến hàng đầu của Philippines, tới Biển Đông.
Tướng Oban nói rằng tàu Rajah Humabon sẽ hoạt động trong vùng biển mà
Tàu Rajah Humabon, khu trục hạm loại nhỏ của Mỹ từng phục vụ trong Thế chiến II, là một trong những tàu chiến lâu đời nhất thế giới. Nó được hải quân
Trường Sa là khu vực mà hiện có nhiều nước tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần. Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, san hô vòng và bãi cạn, nằm trên Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải quan trọng và được cho là giàu tài nguyên.
* Bộ Ngoại giao Singapore ngày 20-6 cho rằng sự lập lờ của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông đang gây quan ngại nghiêm trọng cho cộng đồng hàng hải quốc tế.
Hãng tin AFP dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao
Tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Singapore được đưa ra sau khi tàu Hải Tuần 31 của Trung Quốc đi qua Biển Đông vừa cập cảng Singapore.
Ngày 17-6, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho biết sẽ đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra thảo luận tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tới nhằm tìm ra cách thức giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay.
Cùng ngày, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III kiên quyết cho rằng nước ông sẽ không bị Trung Quốc bắt nạt trong vụ tranh chấp quần đảo Trường Sa và Bắc Kinh nên chấm dứt xâm phạm các vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.
Trước đó, các nguồn tin Liên hợp quốc ngày 16-6 cho biết Bộ Ngoại giao Philippines sẽ đệ trình Liên hợp quốc báo cáo về việc các lực lượng Trung Quốc nhiều lần xâm nhập phần lãnh hải Philippines trên biển Đông.
(Theo AFP, AP)