Hai ngày làm việc, ngày 21-6, cuộc hội thảo về an ninh trên Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ tổ chức tại thủ đô Washington đã kết thúc với các phiên thảo luận đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế an ninh trên biển hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.
Hai ngày làm việc, ngày 21-6, cuộc hội thảo về an ninh trên Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ tổ chức tại thủ đô Washington đã kết thúc với các phiên thảo luận đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế an ninh trên biển hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.
Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC). Giáo sư Dutton nhấn mạnh: "UNCLOS nêu rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường 9 khúc mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế." Ông khẳng định đường 9 khúc là một trong hai nguyên nhân chính gây căng thẳng trên Biển Đông. Giáo sư Dutton cũng cho rằng không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết tranh chấp mà chỉ thiếu ý chí chính trị.
Về cơ chế "khai thác chung", hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng vì các bên không thống nhất được việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp. Nhiều ý kiến kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế.
Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 20 và 21-6 với sự tham gia của hơn 100 học giả, quan chức ngoại giao và nhà báo quốc tế.
(Theo TTXVN)