Rạng sáng ngày 20-5 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu về Trung Đông tại Bộ Ngoại giao Mỹ về những sự kiện đang diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi cũng như chính sách của Washington về khu vực này.
Rạng sáng ngày 20-5 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu về Trung Đông tại Bộ Ngoại giao Mỹ về những sự kiện đang diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi cũng như chính sách của Washington về khu vực này. Trong bài phát biểu này, Tổng thống Obama cho rằng trong nhiều thập kỷ qua, nước Mỹ đã theo đuổi một loạt lợi ích cốt lõi tại đây như chống khủng bố và chấm dứt phổ biến vũ khí hạt nhân, đảm bảo lưu thông tự do hàng hóa và an ninh khu vực, ủng hộ đảm bảo an ninh cho Israel và theo đuổi nền hòa bình Arập - Israel.
Tuy nhiên, ông thừa nhận đó là một chiến lược “chỉ dựa trên những theo đuổi lợi ích hạn hẹp” và việc Mỹ thất bại trong thay đổi cách tiếp cận này đang đe dọa làm sự chia rẽ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo ngày càng sâu sắc hơn. Theo Tổng thống Obama, tương lai của Mỹ giờ đây phụ thuộc vào khu vực Trung Đông.
Tổng thống Mỹ cũng lần đầu tiên công khai kêu gọi giải quyết cuộc xung đột
Ông Obama nhấn mạnh: "Nước Mỹ tin rằng kết quả các cuộc đàm phán nên dẫn tới việc có hai nhà nước, với đường biên giới cố định của Palestine với Israel, Jordan và Ai Cập, cũng như đường biên giới của Israel và Palestine"…
* Dư luận thế giới đã có những phản ứng trái chiều xung quanh bài phát biểu về chính sách Trung Đông của Tổng thống Barack Obama.
Tại Mỹ, các quan chức phụ trách tình hình Trung Đông đánh giá bài phát biểu của Tổng thống Obama đưa ra vào thời điểm này là "khoảnh khắc của sự thật". Cựu Hạ nghị sỹ Mỹ Robert Wexler và Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tình hình Trung Đông Daniel Abraham nhận định việc lần đầu tiên một tổng thống Mỹ công khai kêu gọi giải quyết cuộc xung đột Israel - Palestine dựa trên cơ sở đường biên giới năm 1967 đã giúp giới lãnh đạo của cả hai quốc gia Trung Đông này đưa ra được quyết định trên cơ sở hai bên cùng có lợi và phù hợp với quan điểm của Mỹ. Ông Wexler cho rằng với chính sách trên, Tổng thống Obama đã tạo cho người dân Israel và Palestine một tương lai rộng mở và an toàn.
Theo ông Saeb Erekat, trưởng đoàn đàm phán của Palestine, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm nối lại các cuộc đàm phán với Israel, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng Israel và Palestine sẽ sớm đạt được thỏa thuận về quy chế cuối cùng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, bài phát biểu của Tổng thống Obama cũng gặp phải không ít phản ứng trái chiều. Bày tỏ quan điểm về chính sách đường biên giới 1967, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định nước này không nên bị yêu cầu rút về các đường biên giới có từ trước cuộc chiến năm 1967 do sẽ khiến các khu dân cư đông đúc của Israel ở Judea và Bờ Tây nằm ngoài những đường biên giới đó. Trong một tuyên bố, Văn phòng Thủ tướng
Trong khi đó, Phong trào Hồi giáo Hamas, hiện đang kiểm soát Dải Gaza, đã kêu gọi Tổng thống Mỹ phải có những hành động cụ thể chứ không phải chỉ hô hào bảo vệ các quyền lợi của người Palestine.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã triệu tập khẩn cấp một cuộc họp cấp cao nhằm xem xét các thỏa thuận đã ký với Israel và những vấn đề liên quan tới tiến trình hòa bình. Tổng thống Abbas kêu gọi
Cùng ngày, Bộ Nội vụ Israel đã thông qua kế hoạch xây dựng hơn 1.500 ngôi nhà định cư ở Đông Jerusalem, trong đó có 620 căn nhà tại khu định cư Pisgat Zeev và 900 căn nhà khác ở khu định cư Har Homa. Quyết định này được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Thủ tướng Netanyahu đáp máy bay đi Washington, nơi ông sẽ hội đàm với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng trong ngày 20-5 và có bài phát biểu quan trọng trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ vào tuần tới.
(Theo CNN, Reuters)