Sáng hôm qua, hàng trăm người Ukraine đã tới đài tưởng niệm ở Thủ đô Kiev để đặt hoa và thắp nến tưởng nhớ nạn nhân của thảm họa hạt nhân Chernobyl 19 năm trước.
|
Thắp nến trước đài tưởng niệm nạn nhân Chernobyl ở Kiev. |
Sáng hôm qua, hàng trăm người
Ukraine
đã tới đài tưởng niệm ở Thủ đô
Kiev
để đặt hoa và thắp nến tưởng nhớ nạn nhân của thảm họa hạt nhân
Chernobyl
19 năm trước.
Cũng tại thủ đô
Ukraine
, cách nhà máy
Chernobyl
130km về phía nam, đông đảo người dân đổ về một nhà thờ nhỏ được dựng lên để thờ những người thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng. Họ cầu nguyện trong lúc 19 tiếng chuông ngân vang vào 1g23, đúng thời khắc xảy ra vụ nổ kinh hoàng cướp đi mạng sống của hàng nghìn người năm xưa.
Ngày
26/4/1986
, lò phản ứng số 4 tại nhà máy hạt nhân
Chernobyl
đã phát nổ và bùng cháy trong khi đang diễn ra một cuộc thử nghiệm. Phóng xạ lan rộng trên hầu hết khu vực Bắc Âu, phá hủy một số diện tích đất trồng trọt màu mỡ nhất châu Âu và khiến hàng trăm ngàn dân phải tái định cư.
Lúc đầu, các nhà lãnh đạo Xô Viết đã giấu kín sự cố này. Dân cư sống gần nhà máy đã không được di tản 24 giờ sau vụ nổ. Mãi cho tới khi các nhà khoa học tại Thụy Điển phát hiện tình trạng phóng xạ, ngày 28/4, Kremlin mới lên tiếng thừa nhận tai nạn đã xảy ra.
"Nhà máy Chernobyl, từng được coi là niềm tự hào của Ukraine, đã trở thành biểu tượng của thảm họa lớn nhất do con người gây ra trong lịch sử", trích lời phát biểu của Ban quản lý nhà máy hôm qua.
Tính đến nay, khoảng 4.400 người
Ukraine
đã phải bỏ mạng do hậu quả vụ nổ. Tính tổng thể, khoảng 7 triệu người dân các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ như
Belarus
, Nga và
Ukraine
được cho là đang phải chịu đựng các vấn đề về sức khỏe. Không ít người trong số này là lính cứu hỏa, công nhân dọn dẹp, binh lính và các nhà khoa học... được cử tới xử lý hậu quả của thảm họa.
"Họ bảo vệ chúng tôi như những vị anh hùng chiến trận", một người sống sót tên là Ganna Romanova, 75 tuổi, xúc động nói. "Chúng tôi sẽ không bao giờ quên họ và sẽ luôn nhắc nhở con cháu chúng tôi về lòng dũng cảm của họ".
Vào tháng 12/2000,
Ukraine
đã đóng cửa lò phản ứng cuối cùng của Nhà máy
Chernobyl
. Tuy nhiên công việc xử lý hậu quả của vụ nổ vẫn còn đang tiếp tục. Mới đây, một tổ hợp các công ty của Nga và
Ukraine
đã bắt đầu gia cố "chiếc quan tài" bê tông cốt sắt được làm vội vã trên lò phản ứng số 4 hiện đang tan rã dần. Trong khi đó, chi phí để xây dựng một cỗ mới đã tăng lên hàng trăm triệu đôla.
(Theo AP, THX)