Với việc chiếc máy bay dân dụng lớn nhất thế giới Airbus A380 thử nghiệm thành công đã giúp các nhà sản xuất máy bay châu Âu thêm hy vọng trong cuộc chiến với đối thủ Boeing của người Mỹ.
Chiếc máy bay cất cánh lần đầu tiên hôm 27-4 |
Với việc chiếc máy bay dân dụng lớn nhất thế giới Airbus A380 thử nghiệm thành công đã giúp các nhà sản xuất máy bay châu Âu thêm hy vọng trong cuộc chiến với đối thủ Boeing của người Mỹ.
Đã có tới 30.000 người tới xem chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài trong 4 giờ của A380 diễn ra vào ngày hôm qua. Trên chuyến bay này ngoài phi hành đoàn 6 người còn có 22 tấn thiết bị kiểm tra.
"A380 đã viết nên một trang sử mới trong lịch sử ngành hàng không", Tổng thống Pháp Jacques Chirac phát biểu, " Đây là một kết quả kỳ diệu của sự hợp tác trong ngành công nghiệp châu Âu".
Airbus A380 thực sự là một "ngôi nhà 2 tầng biết bay" với sức chứa lên tới 840 hành khách, nhiều hơn 5% so với loại máy bay Boeing 747, và giúp giảm chi phí mỗi hành khách lên tới 20%. Trong vòng 11 năm qua, số tiền mà chính phủ các nước châu Âu đã phải đóng góp cho dự án dài hơi này lên tới 13 tỷ USD. Airbus cho biết họ đã nhận được 154 đơn đặt hàng từ các hãng hàng không lớn như Air
Tuy nhiên theo một số nhà phân tích, thì thị trường loại máy bay dân dụng siêu lớn này vẫn còn quá nhỏ bé. Họ cho rằng các nhà sản xuất châu Âu đã sai lầm khi tập trung vào thị trường máy bay siêu lớn, trong khi loại máy bay cỡ vừa Airbus A350 lại xuất xưởng quá muộn, dự tính sẽ đưa vào khai thác vào năm 2010, chậm 2 năm so với Boeing 787 "Dreamliner".
Trước mắt, những chiếc A380 đầu tiên sẽ được Singapore Airlines đưa vào sử dụng vào giữa năm 2006, chậm 3 tháng so với dự tính trước đó. Lý do của sự chậm chễ này là do các kỹ sư của Airbus phải nghiên cứu lại vấn đề sức nặng của loại máy bay khổng lồ này, khó khăn trên đã làm tăng chi phí của chương trình nghiên cứu lên hơn 1.88 tỷ USD.
(Theo AP)