Báo Đồng Nai điện tử
En

HẢI QUAN ĐỒNG NAI ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

04:11, 26/11/2015

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA TƯƠI

 

 

 

THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TÚI NI LÔNG ĐÃ TIÊU HỦY

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA TƯƠI

 

Hỏi: Công ty có khách hàng nhập sửa tươi  HS code 04012010 từ Pháp về, vui lòng cho biết thủ tục nhập khẩu cần những điều kiện gì?

Trả lời: Vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:

 1/ Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch:

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu: "Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.”

Căn cứ điểm 3 phần II Mục 2 danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch ban hành kèm theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng: "Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa;” thuộc diện phải kiểm dịch khi nhập khẩu.

Tuy nhiên, căn cứ quy định tại điểm l khoản 4 Điều 1 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007 của Bộ Y tế quy định các trường hợp Thực phẩm tươi sống, sơ chế thuộc danh mục phải qua kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật thì sẽ không phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu.

Do đó, đối với mặt hàng Sữa tươi vừa thuộc diện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm vừa kiểm dịch động vật thì chỉ phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại Cục Thú y.

2/ Công bố hợp quy:

Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu quy định:

"Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

1. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

2. Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.”

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định:

"Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức quản lý công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, bao gồm: thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.”

Căn cứ quy định nêu trên, Công ty liên hệ với Bộ Y tế để đăng ký bản công bố Hợp quy và công bố phù hợp ATTP đối với mặt hàng đã qua chế biến bao gói sẵn như sữa tươi mà công ty dự định nhập khẩu.

Để tham khảo thêm có thể truy cập vào website của Cục Hải quan Đồng Nai theo địa chỉ: www.dncustoms.gov.vn.

HẢI QUAN ĐỒNG NAI

 

 

 

THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TÚI NI LÔNG ĐÃ TIÊU HỦY

 

Hỏi: Công ty nhập khẩu túi nylon theo loại hình nhập GC. Đầu năm 2015, Công ty có tiến hành tiêu hủy một lượng túi Nylon. Quá trình tiêu hủy DN có thuê công ty Tài Tiến là công ty chuyên chức năng xử lý chất thải nguy hại và chất thẳi rắn sinh hoạt để thực hiện việc tiêu hủy, dưới sự đồng ý và giám sát tiêu hủy của Sở Tài Nguyên Môi Trường và HQ nơi quản lý DN. Nhưng vừa qua, Chi cục Hải quan bắt buộc nộp thuế BVMT cho phần túi nylon đã tiêu hủy. Như vậy có đúng không?

Trả lời: Vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:

Căn cứ công văn số 11897/BTC-TCHQ ngày 6-9-2013 của Bộ Tài chính về việc thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông quy định:

"- Trường hợp túi ni lông mà người nhập khẩu đã có khai báo về việc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết để đóng gói sản phẩm mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho (riêng túi ni lông nằm trong tỉ lệ hao hụt đã đăng ký hoặc không đăng ký định mức với cơ quan hải quan như bị rách, thủng, nhàu nát… trong quá trình sản xuất - không phân biệt là sau đó số lượng túi ni lông này được bán, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, tiêu hủy thì được xác định là số lượng túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết) thì người nhập khẩu phải kê khai, nộp thuế BVMT đối với túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Việc kê khai và nộp thuế BVMT đối với số lượng túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên như sau:

+ Trường hợp túi ni lông được nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu hoặc gia công để xuất khẩu: người nhập khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế BVMT đối với số lượng túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết nêu trên tại cơ quan hải quan."

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp công ty nhập khẩu mặt hàng Túi nylon (mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế BVMT) theo loại hình gia công sau đó tiêu huỷ tại Việt Nam thì người nhập khẩu phải kê khai, nộp thuế BVMT đối với túi ni lông không được sử dụng hoặc sử dụng không hết đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

HẢI QUAN ĐỒNG NAI

 

 

Tin xem nhiều