Báo Đồng Nai điện tử
En

Không thể bao cấp cho văn hóa mãi được

10:09, 29/09/2014

Nhìn nhận về văn hóa trong bối cảnh đất nước đang hội nhập như hiện nay, theo GS.TS Nguyễn Chí Bền: "thị trường tức là hàng hóa và thị trường văn hóa tức là  văn hóa phải là hàng hóa, phải lưu hành được và phải có khách hàng...".

GS.TS Nguyễn Chí Bền. Ảnh: V.Truyên
GS.TS Nguyễn Chí Bền. Ảnh: V.Truyên

Một trong những mục tiêu mà Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đề ra là xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa và văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

GS.TS Nguyễn Chí Bền,  Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, cho rằng đây là những điểm mới căn bản, thể hiện sự tiến bộ trong việc đánh giá, nhìn nhận về văn hóa, nhất là trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai, GS.TS Nguyễn Chí Bền cho biết:

- Thị trường tức là hàng hóa và thị trường văn hóa tức là  văn hóa phải là hàng hóa, phải lưu hành được và phải có khách hàng. Trong lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam, thời kỳ đầu thực chất là nền văn hóa quà tặng. Người làm văn hóa khi ấy không nghĩ rằng làm văn hóa là tạo ra sản phẩm hàng hóa, chính vì vậy mà không quan tâm đến bản quyền.

Từ khi thực dân Pháp vào xâm lược nước ta, người Pháp đã trả thù lao cho xuất bản báo chí, xuất bản sách. Khi ấy, một số tác phẩm văn hóa đã là hàng hóa. Năm 1954, hòa bình lập lại, chúng ta lại sử dụng cơ chế vận hành tập trung bao cấp cho nên thị trường văn hóa không phải là thị trường đích thực. Chỉ từ khi chúng ta chuyển đổi cơ chế vận hành của nền kinh tế, bên cạnh các thị trường khác thì có thị trường văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta chưa thừa nhận thị trường này một cách đích thực.

 Vy hin nay, th trường văn hóa ca Vit Nam phát trin như thế nào, thưa giáo sư?

- Sau đổi mới, khi bắt đầu vận hành cơ chế thị trường thì đương nhiên thị trường văn hóa bắt đầu xuất hiện. Chúng ta không thể bao cấp cho văn hóa được mãi, nên phải thay đổi từ sáng tạo, quảng bá và lưu hành văn hóa để hình thành thị trường văn hóa. Bây giờ thị trường văn hóa đã được thừa nhận cùng với các loại thị trường khác. Thị trường văn hóa Việt Nam đang dần dần phát triển, đi vào đúng quỹ đạo vốn có của nó. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để thị trường văn hóa phát triển lành mạnh.

 Theo giáo sư, văn hóa hin đã phát trin song hành vi kinh tế hay chưa?

- Có thể khẳng định là chưa, bởi tư duy bao cấp về văn hóa vẫn còn rất nặng nề. Điều này đã và đang cản trở sự phát triển của văn hóa. Vì vậy mới có chuyện phim làm từ ngân sách làm ra ế ẩm, không có khán giả đành cất kho. Điều này cũng dẫn đến việc các sản phẩm văn hóa không được cạnh tranh lành mạnh. Thị trường văn hóa Việt Nam chưa thể song hành cùng các thị trường khác.

 Mt trong 6 nhim v được Ngh quyết 33 đề cp ti, đó là phát trin công nghip văn hóa. Theo giáo sư, hn chế ca chúng ta khi phát trin công nghip văn hóa là gì và công nghip văn hóa đang đứng đâu?

- Hạn chế khi phát triển công nghiệp văn hóa là thiếu chính sách phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường, từ chính sách vĩ mô đến những chủ trương cụ thể.  Bởi công nghiệp văn hóa chỉ là đầu vào, còn sản phẩm có lưu hành hay không mới là thị trường. Không có thị trường thì sản phẩm văn hóa không tồn tại được. Do đó, công nghiệp văn hóa của chúng ta mới đang phát triển những bước đầu tiên, sức cạnh tranh còn thấp.

 Là mt tnh công nghip, theo giáo sư Đồng Nai phi lưu ý đến vn đề gì khi phát trin công nghip văn hóa?

- Đồng Nai khác với các địa phương khác về khách thể văn hóa. Đó là khách thể không ổn định với đông đảo người lao động đến làm việc theo thời vụ, sở thích, nhu cầu của doanh nghiệp.  Phát triển công nghiệp văn hóa đích hướng đến khách thể tức là con người, ở đây con người là công nhân. Nhưng công nhân hiện nay lại chưa được đào tạo căn bản, chưa mang đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân, còn mang tâm tính nông dân. Từ đặc điểm đó, người làm văn hóa phải đưa đến cho khách thể những sản phẩm văn hóa gì để khách thể dễ thẩm thấu, tiếp nhận, phải tìm hiểu thị trường, đối tượng mà sản phẩm văn hóa hướng đến để sản phẩm văn hóa có thể tồn tại được, phải đưa đến cái họ cần chứ không phải là mang cái mình có.

 Xin cm ơn giáo sư!

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa hiện đang “vơ” quá nhiều thứ vào nó. Điểm yếu của phong trào là đánh đồng quan hệ hành chính với quan hệ xã hội. Do đó, khó tránh khỏi việc chạy theo thành tích. Cần trả phong trào về đúng bản chất của nó và văn hóa phải được xây dựng và phát triển từ chính cái nôi của mỗi gia đình.

Nguyễn Phượng (thực hiện)

 
 

 

Tin xem nhiều