Báo Đồng Nai điện tử
En

Không thể chèo thuyền thúng ra biển lớn

11:05, 31/05/2014

Cùng các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chọn 13-10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc được xem là người đầu tiên đưa ra thông điệp "Doanh nhân - người lính thời bình" để tôn vinh các doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.

Ông Vũ Tiến Lộc
Ông Vũ Tiến Lộc

Cùng các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chọn 13-10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc được xem là người đầu tiên đưa ra thông điệp “Doanh nhân - người lính thời bình” để tôn vinh các doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.

Cùng với một số đại biểu Quốc hội khóa XIII, ông Lộc đã vận động thành công để doanh nghiệp, doanh nhân lần đầu tiên trong lịch sử được hiến định trong Hiến pháp 2013. Ông Lộc nói, tất cả những nỗ lực đều nhằm giúp đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, để họ không phải chèo thuyền thúng ra khơi trên biển lớn.

Ông là người có nhiu n lc trong nhiu năm để vai trò doanh nhân được khng định. Hin ti, ông thy h đã được nhìn nhn mt cách xng đáng chưa?

- Trước hết, vai trò và vị trí của doanh nhân trong công cuộc kiến quốc đã được xác định từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bác Hồ đã gửi thư cho giới công thương, khẳng định giới công thương phải có trách nhiệm xây dựng một nền kinh tế vững vàng và thịnh vượng. Bác khẳng định: “Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này”.

Nhưng rất tiếc sau đó, vì nhiều lý do, giới doanh nhân không có điều kiện lớn mạnh. Có thời kỳ, thậm chí họ còn bị miệt thị và phân biệt đối xử với những danh xưng “con phe, con buôn”, hoặc là đối tượng bị cải tạo trong các cuộc cải tạo công - thương nghiệp. Rất may, từ khi đổi mới 1986 diễn ra, khi Việt Nam chấp nhận cơ chế kinh tế thị trường, vai trò của doanh nghiệp - doanh nhân đã được khẳng định lại. Cách đây 10 năm, ngày doanh nhân được ấn định, có Luật Doanh nghiệp. Vừa qua, Quốc hội cũng lần đầu tiên hiến định trong Hiến pháp vai trò của doanh nhân. Hiện tại, doanh nhân được xem là lực tượng tiên phong trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập.

Tôi nghĩ, đã có một chặng đường dài để vai trò doanh nhân được khẳng định. Về cá nhân, tôi đã hài lòng với hành trình để doanh nhân được trả lại đúng vị trí của mình.

 Ông nhìn nhn như thế nào v ưu và khuyết đim chính ca gii doanh nhân Vit Nam?

- Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển doanh nghiệp thuộc loại cao của thế giới. Trong những năm qua, có gần 800 ngàn doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 500 ngàn doanh nghiệp. Và trong số nửa triệu doanh nghiệp ấy, có rất ít những doanh nghiệp lớn.

Cần chú ý là Việt Nam chưa có được thế hệ các nhà công nghiệp, chưa có những thương hiệu có sức mạnh để cạnh tranh ngang ngửa với các đối tác toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là những doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm 99%.

Ngoài ra, chúng ta cũng chưa có một số lượng đủ lớn các doanh nghiệp cỡ vừa. Doanh nghiệp lớn đã thiếu, nhưng doanh nghiệp cỡ vừa cũng rất ít ỏi. Chính sách phải được thiết kế đủ mạnh để doanh nghiệp từ nhỏ lên vừa, từ vừa lên lớn. Tránh tình trạng khi hội nhập sâu, doanh nhân phải chèo thuyền thúng ra khơi trên biển lớn.

 Ch s đánh giá năng lc cnh tranh (PCI) được công b hàng năm gn như đã tr thành “sách trng” v môi trường kinh doanh Vit Nam. Tuy vy, đôi khi vn vp phi nhng phn ng t các chính quyn địa phương. Ý kiến ông ra sao?

- Trước hết, ý kiến khác nhau của các địa phương hay các đối tượng nghiên cứu về kết quả điều tra là chuyện bình thường. Chúng tôi chưa bao giờ mong 100% các địa phương đồng ý hoàn toàn với các chỉ số PCI hàng năm mà bộ phận nghiên cứu của VCCI đưa ra. Có đồng ý, có phản đối, thế mới là điều tra xã hội học.

Tuy nhiên, quan trọng vẫn là ý kiến của số đông. Ý kiến của đa số sẽ phản ánh các xu hướng. Thực tế những năm qua, nghiên cứu PCI của VCCI đã xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam.

 Vì sao VCCI chn khu vc kinh tế tư nhân làm đim nghiên cu chính để phn ánh cht lượng điu hành ca chính quyn, mà không phi là các khu vc khác?

- Tiếng nói của khu vực này rất quan trọng, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế đất nước. Bởi cần hiểu, kinh tế quốc gia có mạnh hay không, sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân rất lớn. Khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ thu hẹp, chỉ còn giữ lại trong các lĩnh vực then chốt, các lĩnh vực dịch vụ công quan trọng hay quốc phòng - an ninh... còn tất cả đều thuộc về khu vực tư nhân hoặc đầu tư nước ngoài. Vì thế, chúng tôi muốn có tiếng nói từ khu vực này, chúng tôi coi đó là thước đo quan trọng về chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền.

 Vn có nhng ý kiến đáng chú ý v cách đánh giá ca VCCI, chng hn vi mt địa phương phát trin công nghip và thu hút vn FDI t lâu, các khu công nghip đã gn đầy, thì hin nhiên các điu kin và mong mun thu hút vn s khác vi các địa bàn khó khăn. Đã khó khăn thì buc phi d dãi trong các th tc. Vic xếp nhng tnh, thành này cùng mt nhóm để điu tra có hp lý không? VCCI có mun ci tiến gì thêm vi PCI?

- Đó cũng là một ý kiến mà chúng tôi sẽ cân nhắc. Tuy nhiên, thống kê có các nguyên tắc riêng. Đặc biệt, chúng tôi sẽ đưa nó gần hơn với các nguyên tắc thống kê của thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm về điều này.

Dĩ nhiên là PCI cần phải luôn luôn đổi mới: về hệ thống chỉ tiêu, về phương pháp đánh giá, kể các các mẫu điều tra… Chúng tôi muốn hoàn thiện để PCI trở thành thước đo, chuẩn mực nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các tỉnh.

Phòng Thương mi - công nghip Vit Nam đã có nhng hot động có tác động ln ti s phát trin doanh nghip và môi trường đầu tư ca Vit Nam. Là mt tiến sĩ kinh tế kiêm chính khách, ông Vũ Tiến Lc đã trc tiếp ch trì và ch đạo thc hin các chương trình phát trin doanh nghip nh và va, xây dng h thng hip hi doanh nghip và t chc ca gii ch Vit Nam. Ông đã ch đạo nghiên cu và công b xếp hng Ch s năng lc cnh tranh cp tnh (PCI) to động lc cho quá trình ci cách, nâng cao năng lc điu hành kinh tế ti các địa phương.

Hin nay, vn còn nhiu doanh nghip tư nhân th ơ vi hot động nhà nước, hi tho, hip hi… Ông nghĩ thế nào v điu này? Phi làm sao để các hip hi thc s hiu qu, không ch là nơi để doanh nhân “vui v” vi nhau mi năm vài ln cho “ có t”?

-  Phải khẳng định có một bộ phận doanh nghiệp tư nhân tích cực tham gia các cuộc khảo sát, đối thoại hay xây dựng chính sách bằng tất cả tâm huyết. Trong những năm qua, có gần 9 ngàn doanh nghiệp tư nhân tham gia các khảo sát của PCI hàng năm.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận thờ ơ. Có 2 lý do, mt là, ý kiến của họ có thực sự được lắng nghe không? Không phải lúc nào Chính phủ hay các chính quyền địa phương đều có sự lắng nghe nghiêm túc, thực sự hoặc đồng hành một cách thực lòng với họ. Th hai là, các doanh nghiệp có ý thức được trách nhiệm và sự đóng góp của mình trong việc hình thành một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh và có tính cạnh tranh cao hay không? Trách nhiệm xây dựng một môi trường như thế, không phải chỉ thuộc về các cơ quan nhà nước. Nếu họ thờ ơ thì cơ quan chính quyền cũng chẳng có động lực để cải thiện. Chúng ta cần sự tham gia thực sự từ hai phía.

 Ông có nhn xét gì v môi trường kinh doanh ca Đồng Nai?

- Thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của các hiệp hội đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp là điều cần thiết. Các hiệp hội sẽ giữ vai trò cầu nối, phát đi các ý kiến, thông điệp của giới doanh nhân đến chính quyền, và ở nhiều trường hợp, họ có vai trò tham mưu trong cải thiện môi trường kinh doanh trong tỉnh. Về cá nhân, tôi rất mong Đồng Nai và một vài tỉnh công nghiệp khác sẽ trở thành cái nôi nuôi dưỡng một thế hệ các nhà công nghiệp tầm cỡ của Việt Nam.

 Xin cm ơn ông!

Kim Ngân (thc hin)

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích