Báo Đồng Nai điện tử
En

Không để gà nhập lậu tràn lan

09:04, 14/04/2013

Thông tin cúm A/H7N9 gây chết 10 người ở Trung Quốc khiến nhiều người dân trong nước lo lắng. Bởi nguy cơ lây lan dịch cúm này vào trong nước rất cao. Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, xung quanh vấn đề này.

Thông tin cúm A/H7N9 gây chết 10 người ở Trung Quốc khiến nhiều người dân trong nước lo lắng. Bởi nguy cơ lây lan dịch cúm này vào trong nước rất cao. Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, xung quanh vấn đề này.

* Phóng viên: Hin nay, loi cúm gia cm mi A/H7N9 đã lây qua người Trung Quc. Theo ông loi cúm này có th lây qua Vit Nam bng nhng đường nào?

- Ông Trn Văn Quang: Mới đây, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn và Bộ  Y tế đã có cuộc họp khẩn cấp tại Hà Nội bàn về việc đối phó với dịch cúm gia cầm A/H7N9. Hiện nay, có 2 đường rất dễ lây lan dịch cúm vào Việt Nam là gà nhập lậu và các loại chim di trú. Trong đó, nguy cơ cao nhất vẫn là gà nhập lậu từ Trung Quốc sang. Bởi lâu nay, các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy cầm sau khi xuất hiện ở Trung Quốc một thời gian đều phát hiện có ở Việt Nam. Vùng bị lây nhiễm đầu tiên thường là các tỉnh phía Bắc, sau vài tháng lây lan vào phía Nam và chủ yếu theo đường vận chuyển gia cầm.

* Vy ngành thú y đã có nhng chun bđể đối phó vi loi dch này?

- Đến thời điểm này vẫn chưa phát hiện cúm gia cầm A/H7N9 ở Việt Nam. Nhưng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn đã đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lây lan dịch cúm gia cầm mới vào trong nước. Cụ thể, các tỉnh, thành đều tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không để gà nhập lậu từ Trung Quốc tràn qua; và kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Hiện ngành thú y đang nhập khẩu một số loại nguyên liệu, máy móc về để có thể chẩn đoán, phát hiện kịp thời nếu có nghi cúm gia cầm A/H7N9 xuất hiện.

            Ở Đồng Nai, các trại chăn nuôi lớn đều áp dụng biện pháp an toàn sinh học nên từ năm 2005 đến nay không xuất hiện cúm gia cầm. Trong ảnh: Trại gà của Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (huyện Trảng Bom). Ảnh: H.Giang
Ở Đồng Nai, các trại chăn nuôi lớn đều áp dụng biện pháp an toàn sinh học nên từ năm 2005 đến nay không xuất hiện cúm gia cầm. Trong ảnh: Trại gà của Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (huyện Trảng Bom). Ảnh: H.Giang

* Thưa ông, hin nay vn chưa có vaccine tiêm phòng cúm A/H7N9 cho đàn gia cm. Để hn chế cúm A/H7N9 có th lây lan, bùng phát người chăn nuôi phi làm gì?

- Thời gian gần đây, virus cúm gia cầm diễn biến rất phức tạp. Chúng thường biến chủng từ loại này sang loại khác nên thời gian đầu thường chưa tìm ra loại vaccine để tiêm phòng cho phù hợp. Vì thế, giải pháp phòng dịch tốt nhất với cúm A/H7N9  và các loại cúm gia cầm khác như A/H5N1 vẫn là áp dụng các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại sạch sẽ và hạn chế người ra vào trại. Khi phát hiện gia cầm có hiện tượng bị bệnh, phải báo ngay cơ quan thú y địa phương để lấy mẫu kiểm tra và có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời. Trường hợp xuất hiện dịch cúm sẽ nhanh chóng bao vây, khoanh vùng dập dịch tránh lây lan ra diện rộng. Ngoài ra, các địa phương quản lý chặt việc vận chuyển, giết mổ gia cầm, thủy cầm và không để tình trạng giết mổ gia cầm tràn lan, vì nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm từ đường này rất lớn.

* Ông có th nói rõ thêm v nguy cơ lây lan các loi dch cúm gia cm t vic giết m gia cm, thy cm tràn lan ti các khu dân cư, đô th?

- Như tôi đã nhấn mạnh ở trên, nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm sang người từ các điểm giết mổ gia cầm, thủy cầm tự phát là rất cao. Đặc biệt là các điểm giết mổ gia cầm, thủy cầm ở các lòng lề đường và các chợ tự phát. Để hạn chế dịch cúm gia cầm có thể bùng phát và lây lan qua người, tôi nghĩ không chỉ chính quyền các địa phương phải tăng cường công tác quản lý mà người dân tự bảo vệ mình bằng cách không mua các loại gia cầm, thủy cầm không rõ nguồn gốc.

* Xin cảm ơn ông!

Hương Giang (thực hiện)

Tin xem nhiều