Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện các vụ vận chuyển, sử dụng, chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Bình, Chi cục trưởng Chi cục An toàn - vệ sinh thực phẩm (AT-VSTP) tỉnh.
Ông Nguyễn Đình Bình |
Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện các vụ vận chuyển, sử dụng, chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Bình, Chi cục trưởng Chi cục An toàn - vệ sinh thực phẩm (AT-VSTP) tỉnh.
* Thưa ông, vai trò của ngành chức năng như thế nào trong vấn đề đảm bảo AT-VSTP?
- AT-VSTP là vấn đề liên quan đến quyền lợi thiết thân của người tiêu dùng. AT-VSTP đi vào từng bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể sẽ gây thiệt hại to lớn không chỉ sức khỏe người mắc mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi doanh nghiệp, đến tiến độ sản xuất… Hiện Luật AT-VSTP đã có, là hành lang pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước làm căn cứ xử phạt các hành vi vi phạm, bảo vệ những doanh nghiệp chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể yên tâm trước diễn biến của các vụ ngộ độc, lưu hành, sử dụng thực phẩm hư thối, kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc bởi nó ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Ngoài ra, còn hàng loạt các bất cập, như: công tác thanh tra, kiểm tra ở các địa phương chưa được thường xuyên, tuyên truyền AT-VSTP không kịp thời, thời gian kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa kéo dài...
* Thưa ông, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm với 151 người mắc và 4 trường hợp tử vong… là con số đáng báo động. Ông đánh giá thế nào về tình hình này?
- So với những năm trước, số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể có giảm, nhưng số người mắc vẫn chưa giảm nhiều. Riêng trong 8 tháng của năm nay, chỉ mới 2 vụ ngộ độc do rượu đã cướp đi sinh mạng 4 người, như thế là rất đáng báo động. Hiện nay, có 3 ngành lớn tham gia vào công tác bảo đảm AT-VSTP là: y tế, nông nghiệp - phát triển nông thôn và công thương. Mỗi đơn vị đều có trách nhiệm quản lý một phân đoạn trong chuỗi thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”, đồng thời có sự phối hợp trong quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác AT-VSTP. Tuy nhiên, ngoài công tác quản lý của ngành chức năng, thì sự vào cuộc của người dân là đặc biệt quan trọng. Nếu thấy cơ sở sản xuất dùng thực phẩm bẩn mà không báo cho cơ quan chức năng, thấy chế biến không vệ sinh nhưng vẫn cứ sử dụng, thấy sản phẩm có nguy cơ mất an toàn, nhưng không có thái độ tẩy chay…thì chính người dân đã tiếp tay cho những người, những cơ sở làm ăn gian dối có đất hoạt động.
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra an toàn - vệ sinh thực phẩm tại siêu thị Co.opMart. Ảnh: P.Liễu |
* Theo quy định mới, mức tiền phạt cao nhất đã được nâng từ 15 triệu đồng lên 100 triệu đồng so với trước đây, nhưng dường như cũng chưa đủ sức răn đe? Theo ông, biện pháp chế tài nào đủ mạnh để buộc các cơ sở làm ăn gian dối phải… chùn tay?
- Điều quan trọng trong cảnh báo AT-VSTP chính là công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực tế, có một số doanh nghiệp sau khi bị nêu tên trên báo chí về những vi phạm AT-VSTP, đã phải thay đổi hành vi kinh doanh của mình...
* Xin cảm ơn ông!
Phương Liễu (thực hiện)