Báo Đồng Nai điện tử
En

Năm nay sẽ có bão và mưa nhiều hơn

09:07, 01/07/2012

Tháng 7 là thời kỳ cao điểm của mùa mưa. Năm nay cũng là năm Nhâm Thìn nên  nhiều người Đồng Nai lo ngại trận lụt lịch sử 60 năm trước sẽ tái diễn. Để rõ hơn tình hình thời tiết trong thời gian tới, phóng viên Báo Đồng Nai có cuộc trao đổi với ông NGUYỄN PHƯỚC HUY, Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh.

Ông Nguyễn Phước Huy
Ông Nguyễn Phước Huy

Tháng 7 là thời kỳ cao điểm của mùa mưa. Năm nay cũng là năm Nhâm Thìn nên  nhiều người Đồng Nai lo ngại trận lụt lịch sử 60 năm trước sẽ tái diễn. Để rõ hơn tình hình thời tiết trong thời gian tới, phóng viên Báo Đồng Nai có cuộc trao đổi với ông NGUYỄN PHƯỚC HUY, Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh.

* Thưa ông, hiện đã vào tháng cao điểm của mùa mưa, trong tháng này và những tháng tới thời tiết có xảy ra điều gì bất ổn không?

- Cao điểm của mùa mưa thường rơi vào tháng 7, 8, 9 hàng năm. Theo dự báo, trong tháng 7-2012 lượng mưa sẽ lớn hơn trung bình nhiều năm. Tháng 7 này sẽ có nhiều cơn mưa rào lớn trải rộng khắp địa bàn tỉnh. Ngoài ra, trong tháng này sẽ có 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới vào biển Đông và có thể ảnh hưởng gián tiếp đến Đồng Nai.

* Liệu 1-2 cơn bão, áp thấp trong tháng 7 này có ảnh hưởng đến Đồng Nai như cơn bão số 1 vừa qua?

- Như tôi đã nói, 1 - 2 cơn bão, áp thấp có thể ảnh hưởng gián tiếp đến địa bàn tỉnh. Mức độ ảnh hưởng rất nhỏ, chỉ có thể làm thời tiết nhiều mây và gây mưa nhiều hơn. Vì trong tháng 7, gió mùa Tây Nam mạnh sẽ đẩy bão đi lệch về phía Bắc và rất khó đi vào các tỉnh Đông Nam bộ. Do đó, sẽ không thể xảy ra cơn bão gây ảnh hưởng lớn như bão số 1 vừa qua. Các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Đông Nam bộ thường là đầu mùa mưa (tháng 4,5) và cuối mùa mưa (tháng 11, 12).

* Trong tháng 7 mưa nhiều hơn mọi năm, liệu có xảy ra lũ lớn trên các sông?

- Theo dự báo, trong tháng 7 nước về hồ Trị An tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2011. Trên sông Đồng Nai ở trạm Phú Hiệp, Tà Lài (huyện Tân Phú), nước sẽ lên dần nhưng lớn nhất cũng chỉ xấp xỉ báo động 1. Đỉnh lũ trên sông Đồng Nai rơi vào tháng 9, cao nhất cũng chỉ ở mức báo động 2, khó có thể gây lụt ở Tân Phú, Định Quán như cách đây 4 năm. Tuy nhiên, vào những tháng cao điểm của mùa mưa, người dân ở các vùng cao, gần sông, suối phải chú ý đề phòng lũ quét, sạt lở đất và lốc xoáy làm sập, đổ nhà và gãy cây cối. Khoảng 3-4 năm nay, mưa bão ít ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh nên nhiều người dân chủ quan. Cơn bão số 1 vừa qua là một điển hình, khi vào đất liền bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều người dân trong tỉnh không chú ý đề phòng nên khi áp thấp nhiệt đới đi qua cũng gây thiệt hại lớn về người, nhà cửa, cây trồng và vật nuôi.

Mùa mưa năm Nhâm Thìn 1952, ở Biên Hòa đã xảy ra trận lụt lịch sử, nước về ngập cao từ 1,5-2m. Năm nay, đầu tháng 4 đã xảy ra cơn bão số 1 gây thiệt hại cho người dân trong tỉnh ước trên 500 tỷ đồng và để lại hàng loạt hệ lụy phải mất vài năm sau mới khắc phục được.

* Thưa ông, mấy năm nay biến đổi khí hậu ảnh hưởng khá nặng nđến Việt Nam, trong đó có Đồng Nai. Cụ thể, bão nhiều hơn, hướng đi khó dự báo và ngay trong cuối mùa khô đã xảy ra cơn bão số 1. Vđiều này, ông có khuyến cáo gì với người dân trong tỉnh?

- Đúng là thời tiết 4 năm lại đây có nhiều thay đổi bất thường, không còn theo quy luật như trước. Tuy nhiên, so với dự báo mùa, tháng, tuần của ngành khí tượng thủy văn cũng không mấy khác biệt. Vì vậy, tôi nghĩ người dân nên chú ý theo dõi các bản tin về thời tiết để biết và có sự chuẩn bị trước. Đặc biệt, khi xảy ra các cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam, người dân theo dõi kỹ để biết hướng đi của bão, áp thấp mà phòng chống, như thế sẽ giảm được thiệt hại.

* Xin cảm ơn ông!

Hương Giang (thc hin)

 

 

Tin xem nhiều