Báo Đồng Nai điện tử
En

Góp phần giải quyết khó khăn về vốn cho kinh tế tập thể

07:06, 05/06/2012

Nhu cầu về vốn để sản xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao là rất lớn nhưng khó tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng. Việc Quỹ Trợ vốn phát triển hợp tác xã tỉnh Đồng Nai (DCCM) vừa được tăng thêm nguồn vốn chính là cơ hội cho nhiều tổ chức, cá nhân cần trợ vốn. Dịp này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Huy, Phó giám đốc DCCM.

Ông Trần Quốc Huy
Ông Trần Quốc Huy

Nhu cầu về vốn để sản xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao là rất lớn nhưng khó tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng. Việc Quỹ Trợ vốn phát triển hợp tác xã tỉnh Đồng Nai (DCCM) vừa được tăng thêm nguồn vốn chính là cơ hội cho nhiều tổ chức, cá nhân cần trợ vốn. Dịp này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Huy, Phó giám đốc DCCM.

* Thưa ông, đối tượng nào sẽ được quỹ ưu tiên để trợ vốn?

- DCCM tập trung cho các dự án về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đơn vị sản xuất gia công, chế biến; các dự án giải quyết nhiều việc làm, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; các đơn vị tham gia bình ổn giá; các xã xây dựng nông thôn mới.  Trong việc hỗ trợ vốn, chúng tôi xác định đây là nguồn vốn bổ sung vào vốn lưu động cho các tổ chức, cá nhân đã có hoạt động kinh doanh rồi, chứ không phải vốn trung và dài hạn để đầu tư máy móc, hạ tầng.

* Quỹ vừa được UBND tỉnh tăng thêm 15 tỷ đồng, vậy mức trợ vốn cho mỗi hồ sơ có tăng lên so với trước hay không, thưa ông?

- Nhu cầu về vốn của khối kinh tế tập thể rất lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn của quỹ lại có hạn, chỉ có 30 tỷ đồng, nên mức trợ vốn vẫn giữ nguyên để tăng số lượt đơn vị, cá nhân được tiếp cận với nguồn vốn này. Cụ thể, cá nhân được vay 20 triệu đồng, còn tập thể là 500 triệu đồng/năm; thời gian vay là một năm, với mức phí được tính theo lãi suất cơ bản của nhà nước quy định, (hiện tại là 9%/năm). Riêng những dự án đặc biệt của các tổ chức có thể được hỗ trợ cao hơn 500 triệu đồng.

* Việc trợ vốn của quỹ theo hình thức tín chấp, đây là điều các tổ chức tín dụng rất ngại bởi dễ dính vào nợ xấu. Quỹ có gặp phải trường hợp này không?

- Từ khi hoạt động đến nay được 4 năm nhưng DCCM chưa xảy ra một trường hợp nợ xấu nào. Chu kỳ quay vòng của vốn đạt khá cao. Cụ thể, năm 2011 quỹ giải ngân được 21 tỷ đồng, trợ vốn cho trên 600 lượt tổ chức và cá nhân. Năm nay nguồn vốn của quỹ được bổ sung tăng gấp đôi nên số lượt tổ chức, cá nhân được trợ vốn sẽ tăng lên đáng kể.

* Bằng cách nào mà DCCM quản lý khá tốt nguồn vốn, thưa ông?

- Chúng tôi không chỉ đơn thuần thẩm định hồ sơ rồi giải ngân mà còn phải làm thêm công tác tư vấn - là công việc rất quan trọng đối với các tổ chức kinh tế tập thể. Song song đó là việc phối hợp chặt với các phòng chuyên môn của Liên minh hợp tác xã, các phòng chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố và đặc biệt là cán bộ xã, phường. Tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân cần trợ vốn đều được chúng tôi nắm rõ, nhờ đó, việc trợ vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

* Xin cảm ơn ông!

Vân Nam (thực hiện)

 

Tin xem nhiều