Báo Đồng Nai điện tử
En

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Đồng Nai khống chế được tỷ lệ học sinh bỏ học

04:10, 22/10/2009

"Phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" làm thay đổi nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên, thúc đẩy chất lượng giáo dục các cấp". Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã khẳng định như thế trong chuyến về làm việc tại Đồng Nai. Dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng đã dành cho phóng viên Báo Đồng Nai cuộc trao đổi.

"Phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" làm thay đổi nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên, thúc đẩy chất lượng giáo dục các cấp". Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã khẳng định như thế trong chuyến về làm việc tại Đồng Nai. Dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng đã dành cho phóng viên Báo Đồng Nai cuộc trao đổi.

 

* Ông đánh giá thế nào về việc triển khai phong trào này ở Đồng Nai?

 

- Đoàn kiểm tra của Bộ đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD-ĐT, đại diện các phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Cửu, TP.Biên Hòa, TX.Long Khánh và nghe các cơ sở giáo dục báo cáo tình hình. Đoàn cũng đã đi thực tế tại Trường mầm non Hướng Dương, Trường tiểu học Hòa Bình, Trung tâm học tập cộng đồng phường Thống Nhất (TP.Biên Hòa), Trung tâm giáo dục thường xuyên TX.Long Khánh, Trường THPT Long Khánh kiểm tra việc thực hiện các nội dung như: Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến; việc tổ chức thực hiện "3 công khai", tình hình học sinh bỏ học, giải pháp khắc phục, việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"...

Đoàn ghi nhận các trường đã triển khai đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ năm học 2009-2010 với nhiều giải pháp tích cực như: chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, vận động nhiều nguồn lực từ xã hội, kịp thời tiếp sức học sinh yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn nhằm khống chế tỷ lệ học sinh bỏ học. Việc khống chế tỷ lệ học sinh bỏ học ở Đồng Nai được làm khá tốt so với các địa phương khác. Chúng tôi cũng ghi nhận những khó khăn của một địa phương có đông lao động nhập cư, áp lực trường lớp quá tải là điều không tránh khỏi và phần nào điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT (phải) trao đổi với lãnh đạo Sở GD-ĐT và học sinh Trường trung cấp tin học viễn thông Đồng Nai.

* Nhưng thực tế, có nơi, phong trào này vẫn còn chạy theo hình thức, chưa thực sự hiệu quả?

 

- Trường học thân thiện là mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) khởi xướng. Tại Việt Nam, từ năm 2000, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với  UNICEF để thực hiện thí điểm mô hình trường tiểu học bạn hữu trẻ em cấp tiểu học. Đến năm 2006, Bộ tiếp tục triển khai thí điểm mô hình trường THCS thân thiện và từ năm học này mở rộng thành "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", áp dụng tại tất cả các cấp học trên toàn quốc. Mô hình "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" là sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và cộng đồng, nhằm hướng tới một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập cũng như tham gia các hoạt động khác. Ngoài ra, mô hình này còn góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của nhà trường.

 

Theo ý kiến của nhiều trường, chỉ khi nào cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên thay đổi nhận thức thì mọi họat động trong nhà trường mới thực sự hiệu quả. Phong trào nào cũng vậy, lúc khởi động thì có khi ngại khó, nhưng khi triển khai đúng, tốt thì sẽ có tác động. Với mô hình "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", Bộ yêu cầu các trường cần xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy và học hiệu quả, giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh; cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa.

 

*  Bộ có những chỉ đạo gì để phong trào này thực sự hiệu quả, thưa ông?

 

- Trường học thân thiện trước hết phải là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường và nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi học tập cho các em. Đặc biệt, nhà trường phải tận tình giúp đỡ học sinh yếu kém, chưa ngoan, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, vận động học sinh trở lại trường. Chính vì thế, vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên, kể cả phụ huynh là rất lớn. Bộ cho rằng, mục tiêu của phong trào này chính là nâng cao chất lượng phổ thông cũng như hạn chế thấp nhất mức học sinh bỏ học. 

 

*  Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Bùi Trang (thực hiện)

 

    

Tin xem nhiều