Trong chuyến về biểu diễn, giao lưu tại Đồng Nai mới đây, nhạc sĩ Thế Hiển đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi sau đây.
Trong chuyến về biểu diễn, giao lưu tại Đồng Nai mới đây, nhạc sĩ Thế Hiển đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi sau đây.
* Nhạc sĩ có thể cho biết con đường đến với ca hát của mình?
- Phải nói rằng, tôi rất yêu ca hát ngay từ nhỏ. Tôi vẫn còn nhớ khi mới đi mẫu giáo, tôi đã rất dạn dĩ trước các bạn. Chỉ cần cô giáo yêu cầu "Hiển ơi, em hát đi!", là tôi hát liền. Bài hát đầu tiên mà tôi thuộc và hát, là bài "Kìa con bướm vàng"... Trong những năm học phổ thông, tôi là một giọng ca được nhiều thầy cô, bạn bè trong trường yêu mến. Kỷ niệm lớn nhất là năm tôi 11 tuổi, được ba mẹ tặng cho một cây đàn guitare và một cuốn sách tự học Tây ban cầm, từ đó tôi càng say mê với ca hát. Năm 1975, tôi bỏ cuộc sống sinh viên, tham gia phong trào văn nghệ quần chúng. Tôi may mắn được tham gia lớp văn hóa - nghệ thuật quần chúng và được nghệ sĩ ưu tú Mỹ An phát hiện, động viên đi theo con đường ca nhạc chuyên nghiệp. Năm 1977, Đoàn nghệ thuật Bông Sen đã chọn tôi, cho đi đào tạo trung cấp thanh n
Nhạc sĩ Thế Hiển sinh năm 1955. Năm 1982, anh sáng tác ca khúc đầu tiên Khi bong bóng bay. Sau đó, nhiều ca khúc nổi tiếng lần lượt ra đời, như: Dấu chấm hỏi, Đợi chờ trong cơn mưa, Tóc em đuôi gà, Nhánh lan rừng, Hát về anh, Nhong nhong nhong, Hoài niệm dấu yêu... |
hạc và tôi chính thức đi vào con đường này.
* Nhạc sĩ có thấy tiếc khi mình không trở thành luật sư như mơ ước ban đầu mà lại trở thành nhạc sĩ?
- Năm 1975, tôi là sinh viên năm thứ nhất ngành luật. Tuy nhiên, tôi không thấy tiếc, khi mình đã không trở thành một luật sư. Có lẽ nghề đã chọn tôi và tôi đã được thầy cô định hướng, nuôi dưỡng đi theo con đường nghệ thuật. Đối với tôi, tôi hạnh phúc khi được đi theo con đường âm nhạc. Có thể nói, nhờ âm nhạc mà tôi đã được gắn cuộc đời mình với từng hơi thở, cảm xúc của cuộc sống qua mỗi sáng tác...
* Nhạc sĩ có suy nghĩ gì, khi giới trẻ ngày nay đang chạy theo dòng nhạc thị trường?
- Đó là những điều mà anh em nghệ sĩ trăn trở. Tuy nhiên, bạn trẻ có quyền được nghe, được hát theo cái "gu" của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, các bạn trẻ hát dòng nhạc cao hơn dòng nhạc thị trường, thì sẽ cảm nhận được sự lắng đọng, sâu sắc của dòng nhạc truyền thống. Vì thực tế cho thấy, rất ít ca khúc của dòng nhạc thị trường tồn tại được lâu trong đời sống âm nhạc, trong giới trẻ. Nhiều ca khúc thị trường chỉ "nổi" được một thời gian ngắn kèm tên tuổi của một ca sĩ nào đó, rồi nó cũng "chìm" với ca sĩ ấy luôn!
* Nếu có một lời khuyên với các bạn trẻ bây giờ trong việc chọn nhạc để thưởng thức, nhạc sĩ sẽ nói gì?
- Điều tôi muốn nói với các bạn trẻ, trong đó có cả những học trò của tôi - những người ham mê nghệ thuật ca hát - là hãy biết chọn lựa để hát, để thưởng thức những ca khúc phù hợp. Khi các bạn trẻ biết chọn lựa và thưởng thức âm nhạc được chắt lọc từ những gì tinh túy nhất của cuộc sống, thì cũng chính là đã biết cách để bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc của mình một cách có chọn lọc, hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống.
* Nhạc sĩ có kỷ niệm gì đặc biệt với Đồng Nai?
- Tôi có rất nhiều ấn tượng và tình cảm đặc biệt với đất và người Đồng Nai. Trong đó, tôi đã từng làm giám khảo của các cuộc thi Tiếng hát truyền hình, nhiều lần về biểu diễn cho các bạn yêu âm nhạc và đặc biệt tôi có rất nhiều bạn bè ở Đồng Nai. Nhiều lần bạn bè thích nghe tôi hát, chỉ một cú điện thoại là tôi và những học trò của mình có thể sẵn sàng lên xe, đến Đồng Nai để biểu diễn. Chính tình cảm của khán giả Đồng Nai và tình cảm của những người bạn đã thôi thúc tôi nhiều lần về với Đồng Nai để được hát.
* Nhạc sĩ đã từng hát và sáng tác rất nhiều ca khúc nổi tiếng. Đến bây giờ nhạc sĩ có thể nhớ, mình đã sáng tác được bao nhiều ca khúc?
- Quan điểm của tôi là không coi trọng số lượng sáng tác được bao nhiêu ca khúc mà quan trọng hơn cả là số ca khúc đã đến được với đời sống âm nhạc! Cuộc đời của một nhạc sĩ, chỉ cần một hai ca khúc được công chúng đón nhận đã là quá hạnh phúc rồi!
* Xin cảm ơn nhạc sĩ!
Công Nghĩa (thực hiện)