Mới đây, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở (TĐTDS-NƠ) Trung ương đã công bố sơ bộ kết quả TĐTDS-NƠ năm 2009. Qua đó, một vài số liệu về dân số, giới tính trên cả nước đã được xác định. Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM HÒA VIÊT, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo TĐTDS-NƠ của tỉnh, xung quanh những vấn đề liên quan đến đợt TĐTDS-NƠ vừa qua.
Mới đây, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở (TĐTDS-NƠ) Trung ương đã công bố sơ bộ kết quả TĐTDS-NƠ năm 2009. Qua đó, một vài số liệu về dân số, giới tính trên cả nước đã được xác định. Phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM HÒA VIÊT, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo TĐTDS-NƠ của tỉnh, xung quanh những vấn đề liên quan đến đợt TĐTDS-NƠ vừa qua. Ông Việt cho biết:
Chính phủ quyết định TĐTDS-NƠ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc mà Chính phủ Việt
* Đứng thứ 5 về đông dân và nam vẫn ít hơn nữ
* Thưa ông, kết quả sơ bộ đã được công bố thì dân số ở Đồng Nai là bao nhiêu?
- Tổng số dân ở Đồng Nai hiện là 2.483.211 người với trên 638 ngàn hộ. Đồng Nai đứng thứ 5 về đông dân số, sau các địa phương: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An; đứng thứ hai so với vùng Đông
Trong 192 cụ ở Đồng Nai từ 100 tuổi trở lên, nhiều nhất là TP. Biên Hòa: 31 cụ. Tiếp đến các địa phương: Xuân Lộc: 27, Thống Nhất: 22, Cẩm Mỹ: 20, Long Thành và Tân Phú: đều 19, Trảng Bom: 15, Nhơn Trạch: 14, Long Khánh: 11, Định Quán: 10, Vĩnh Cửu: 4. Trong số này, có 4 cụ sinh năm 1900 (109 tuổi), 11 cụ sinh năm 1901, 13 cụ sinh năm 1902... |
* Về giới tính thì sao, thưa ông?
- Tỷ số giới tính của dân số được định nghĩa là số nam trên 100 nữ. Như vậy, sau kết quả của TĐTDS-NƠ năm 2009, toàn tỉnh có 1.232.182 nam giới, chiếm 49,6% tổng dân số, còn nữ là 1.251.029 người, chiếm 50,4% tổng dân số. Tỷ số giới tính ở Đồng Nai luôn duy trì ở mức cao, đạt khoảng 98,5 nam trên 100 nữ; số nam tăng 0,4% so với cả nước và 3,2% so với vùng Đông Nam bộ. Cũng cần nói thêm, sau nhiều năm thực hiện, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh đạt nhiều bước tiến quan trọng. Số con trung bình của phụ nữ trong tuổi sinh đẻ giảm từ 4 con (1989) xuống còn khoảng 2,3 con (1999) và 2,1 con (2007). Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đến cuối năm 2008 là 1,14 %, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 15%, chất lượng dân số về thể lực, trí tuệ, tinh thần từng bước được cải thiện. Qua đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội. Đáng chú ý, tuổi thọ của người dân ở Đồng Nai cũng đạt cao. Sau đợt TĐTDS-NƠ, đã xác định được 192 cụ từ 100 tuổi trở lên. Thực tế, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở Đồng Nai năm 2008 là 1,14%. Con số này so với cả nước thì không cao, nhưng so với khu vực Đông
* Tốc độ đô thị hóa nhanh
Đông |
* Vậy giữa thành thị và nông thôn, có sự phân bố ra sao về dân số?
- Tính đến thời điểm TĐTDS-NƠ, toàn tỉnh có 825.335 người sống ở khu vực thành thị và 1.657.8765 người sống ở nông thôn. Có thể nói, qua 10 năm, Đồng Nai là tỉnh có tốc độ đô thị hóa khá nhanh. Dân số thành thị chiếm 33,2%, tăng 2,7% so với năm 1999 (30,5%) và tăng 3,6% so cả nước (29,6%). Trong khi đó, ở nông thôn tỷ lệ giảm dần từ 69,5% năm 1999 và hiện giảm xuống còn 66,8%. Điều này cho thấy, số lao động ở nông thôn giảm dần và lao động tập trung về các đô thị lại tăng cao. Trong đó, đáng kể là các địa phương phát triển mạnh công nghiệp như: Biên Hòa, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Long Thành... Đợt TĐTDS-NƠ năm 2009 còn cho thấy, hầu hết các hộ dân đều có nhà ở hoặc nơi ở ổn định. Chẳng hạn, số người mới nhập cư vào Đồng Nai, dù chưa có nhà ở, nhưng cũng tạm thời sinh sống trong các khu nhà trọ, với những tiện nghi phù hợp mức sống của từng trường hợp.
* Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của các cá nhân trong độ tuổi lao động mà đợt TĐTDS-NƠ cũng ghi nhận thì sao, thưa ông?
- Toàn bộ số liệu của đợt TĐTDS-NƠ sẽ được tổng hợp xong vào giữa năm 2010. Vì thế, về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, việc làm, Ban chỉ đạo TĐTDS-NƠ Trung ương chưa công bố. Tuy nhiên, có thể hiểu được, việc điều tra về trình độ văn hóa, chuyên môn của mỗi cá nhân thực chất là để đánh giá năng lực kỹ thuật chung của lao động trong nước. Bởi trên thế giới, nhiều nước đã nhận định, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động ở một địa phương hay một quốc gia phản ảnh tiềm năng khoa học và công nghệ của địa bàn hay quốc gia đó; nước nào mà tỷ lệ người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao sẽ có khả năng đáp ứng lao động có kỹ thuật cao. Như vậy, việc kê khai lĩnh vực này là để đánh giá đúng mức trình độ kỹ thuật của lao động trong nước. Mặt khác, khi đã có số liệu về lĩnh vực này, Nhà nước sẽ căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng lực lượng lao động có kỹ thuật đúng ngành nghề được đào tạo. Ở Đồng Nai, tỷ lệ học sinh ở thành thị và nông thôn không chênh mấy. Chẳng hạn, THCS ở thành thị chiếm 35,9% thì ở nông thôn là 39,61%. Tương tự, học sinh khối THPT thành thị là 22,45%, còn nông thôn là 19,05%; trung cấp nghề tại thành thị là 2,15%, nông thôn 1,52%; riêng sơ cấp nghề giữa thành thị và nông thôn đều 1,45...
* Xin cảm ơn ông!
Tỷ lệ sai sót và trùng lắp là rất thấp Theo ban chỉ đạo TĐTDS-NƠ của tỉnh, thực tế, dân số Việt Đạt được kết quả trên là nhờ có sự đóng góp khá lớn của 4.904 điều tra viên từ các phường xã để điều tra tại 4.683 địa bàn (mỗi địa bàn có từ 100 hộ dân trở lên). Trong đó có 1.002 nữ, 300 học sinh trường trung học Thống kê TW2; 1.315 tổ trưởng; 501 ban chỉ đạo các cấp. Đặc biệt, lực lượng công an trong tỉnh đã bảo vệ an toàn trước, trong và sau cuộc tổng điều tra. Ngoài ra, các cơ quan báo chí, như: Báo Đồng Nai, Đài phát thanh truyền hình Đồng Nai, Đài truyền thanh các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa đã liên tục thông tin, tuyên truyền để nhân dân nhận thức đúng đắn về cuộc TĐTDS-NƠ; đồng thời có trách nhiệm kê khai đúng và đủ. Thành tích của các tập thể, cá nhân, Ban chỉ đạo TĐTDS-NƠ đang tổng hợp để trình UBND tỉnh khen thưởng.
Tạ Nguyên (thực hiện)