Đồng Nai có trên 300 ngàn hecta cây trồng, nhưng hiện nay đa số sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều và giá bán không cao. Bàn về vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với Cục phó Cục Trồng trọt Phạm Văn Dự.
Đồng Nai có trên 300 ngàn hecta cây trồng, nhưng hiện nay đa số sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều và giá bán không cao. Bàn về vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với Cục phó Cục Trồng trọt Phạm Văn Dự.
* PV: Theo ông, năm 2009, tình hình tiêu thụ nông sản của Việt
- Tiêu thụ nông sản trong năm 2009 sẽ không quá khó khăn như dự báo ban đầu của chúng ta. Hiện giá tất cả các loại nông sản đã bắt đầu tăng, cụ thể như giá gạo xuất khẩu của nước ta trong tháng 2-2009 đã tăng trên dưới 100 USD/tấn, kéo theo giá lúa trong nước cũng tăng thêm hơn 1.000 đồng/kg. Ngoài ra, bắp, tiêu, cà phê cũng bắt đầu tăng nhẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo sản xuất luôn có lời, nông dân phải đồng loạt áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để giảm giá thành và tăng năng suất.
* Đồng Nai có gần 50 ngàn hecta cây ăn trái, 17 ngàn hecta cà phê và trên 7 ngàn hécta tiêu được coi là những cây chủ lực của tỉnh, nhưng sức cạnh tranh chưa cao. Đồng Nai phải làm những gì để tăng sức cạnh tranh?
- Đồng Nai là tỉnh có sản lượng tiêu lớn thứ hai trong cả nước. Thế nhưng với cây tiêu cũng như một số cây trồng khác đều chưa có được quy trình sản xuất đồng bộ, dẫn đến chưa đảm bảo về điều kiện an toàn vệ sinh. Hiện nay, thị trường trong và ngoài nước đang cần những sản phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Trái cây muốn xuất khẩu được phải thực hiện theo quy trình GlobalGAP, song Đồng Nai hiện vẫn chưa xây dựng được mô hình nào theo tiêu chuẩn này. Trong khi một số tỉnh như Lâm Đồng, An Giang, Bình Thuận... đã xây dựng được các mô mình đạt tiêu chuẩn quốc tế trên rau, trái vú sữa, trái thanh long..., xuất khẩu vào được thị trường Mỹ và một số thị trường khó tính khác.
Để đủ sức cạnh tranh, Đồng Nai cần nhanh chóng xây dựng những mô hình đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
* Theo ông, thế mạnh của Đồng Nai là những loại cây trồng nào?
- Theo tôi, thế mạnh của Đồng Nai không phải là cây ăn trái, tiêu hay cà phê mà là bắp và đậu nành. Vì cây ăn trái ở đây không thể có sản lượng và chất lượng bằng một số tỉnh miền Tây, còn tiêu và cà phê không thể vượt qua Đắc Lắc, Lâm Đồng. Nếu Đồng Nai phát huy 2 loại cây trồng thế mạnh là bắp và đậu nành thì hiệu quả kinh tế sẽ đạt cao, không phải lo đầu ra, bởi hiện nay mỗi năm Việt Nam phải nhập về hàng triệu tấn bắp, đậu nành để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Bình quân năng suất cây bắp cả nước hơn 5 tấn/hécta/vụ thì ở Đồng Nai đã có nhiều hộ đạt 12 - 14 tấn/hécta/vụ. Vậy, tại sao chúng ta không đầu tư, nhân rộng những mô hình này?
Với cây đậu nành, Đồng Nai có thời kỳ được mệnh danh là "vương quốc đậu nành" với trên 20 ngàn hecta. Thế nhưng, đến nay diện tích còn lại rất ít là do chúng ta chỉ coi cây đậu nành là một loại cây trồng phụ, xen canh ở những nơi khô hạn và không được đầu tư nên năng suất thấp, hiệu quả không cao. Nếu chúng ta trồng chuyên canh, đưa giống mới năng suất cao vào canh tác, chăm sóc đầy đủ, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất có thể đạt đến trên 3 tấn/hécta thì mỗi năm nông dân vẫn có thu nhập 60 - 70 triệu đồng/hécta. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn thêm lợi thế là đa số các nhà máy, công ty sản xuất TĂCN đóng ngay trên địa bàn.
* Bắp, đậu nành trong nước không đủ cung cấp cho các nhà máy TĂGS, thế nhưng việc tiêu thụ lại khó khăn vì giá bán có khi cao hơn nhập khẩu. Vậy, nông dân phải làm gì để bán được hàng mà vẫn có lời cao?
- Sản xuât nông nghiệp ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung hầu như còn theo hình thức nhỏ lẻ, không thể cơ giới hóa, dẫn đến giá thành đầu tư cao hơn cả giá nhập khẩu. Muốn canh tác đem lại hiệu quả cao, Đồng Nai phải "dồn điền" để đưa cơ giới hóa vào, giảm sức lao động, giảm giá thành, như vậy lợi nhuận sẽ cao hơn. Hiện nay, một số tỉnh phía Bắc đã thành công với phương pháp dồn điền, đổi thửa, thu nhập của họ đã tăng gấp 2 - 3 lần so với sản xuất nhỏ lẻ. Đồng Nai có thuận lợi là đa số hộ dân có từ 1 - 4 hécta đất, vận động trên 10 hộ góp đất lại với nhau là có thể thực hiện cơ giới hóa.
Hương Giang (thực hiện)