Những tồn tại về công tác quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Đồng Nai năm 2008 đã được lãnh đạo Sở Xây dựng nhìn nhận: "Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những bước tiến bộ, nhưng nhìn tổng thể, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên toàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của một địa bàn năng động, giàu tiềm năng như Đồng Nai...".
Những tồn tại về công tác quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Đồng Nai năm 2008 đã được lãnh đạo Sở Xây dựng nhìn nhận: "Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những bước tiến bộ, nhưng nhìn tổng thể, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên toàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của một địa bàn năng động, giàu tiềm năng như Đồng Nai...". Vậy, bước sang năm 2009, hạ tầng kỹ thuật ở Đồng Nai tập trung vào những lĩnh vực nào? Phóng viên báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông TẠ HUY HOÀNG, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai.
* PV: Để khắc phục những tồn tại, hạn chế về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh, ngành xây dựng phải tập trung đầu tư như thế nào?
- Ông Tạ Huy Hoàng: Trong thời gian tới, Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch là những địa bàn được xem cần phải tập trung đầu tư, phát triển với quy mô và tầm vóc đô thị hạt nhân; trên cơ sở xác định là những địa phương gắn kết cấp vùng liên tỉnh. Đây là những địa bàn được ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, phát triển các khu công nghiệp; đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường thuận lợi trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, về quy mô, chiến lược phát triển đô thị trên phạm vi toàn tỉnh sẽ được đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp các khu vực đô thị hiện có; đồng thời đẩy mạnh các dự án xây dựng tại các đô thị mới theo hướng đồng bộ, hiện đại, có sự gắn kết về cơ sở hạ tầng với khu vực đô thị đã phát triển. Chẳng hạn các tuyến đường: QL1, QL51, QL20 và các đường cao tốc đi qua địa bàn tỉnh sẽ được đầu tư xây dựng các chuỗi đô thị dọc theo hành lang các tuyến đường này. Hay như phải đẩy nhanh các dự án (DA) đường cao tốc, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu đường quận 9 TP.Hồ Chí Minh - Nhơn Trạch. Mặt khác, ngành sẽ rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị ở tất cả các địa phương trong tỉnh.
* Thưa ông, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị bền vững thì nhất thiết phải quan tâm đến lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải... Tuy nhiên, vấn đề này lâu nay dường như vẫn còn hạn chế, kể cả ở những thành phố lớn?
- Vùng kinh tế trọng điểm phía
* Đâu là những công trình điểm của ngành Xây dựng trong năm 2009, thưa ông?
- Có 9 dự án trọng tâm mà ngành xây dựng làm chủ đầu tư và phải thực hiện trong năm 2009. Đó là các dự án: xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, được thiết kế trên diện tích 5.894,73km2, với kinh phí 565,5 tỷ đồng; vùng hành lang dọc tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt (ngang qua các huyện: Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú), năng lực thiết kế 1.600m2, kinh phí hơn 647 tỷ đồng; điều chỉnh một phần KCN Nhơn Trạch, năng lực thiết kế 2.700 hécta, kinh phí gần 505,5 tỷ triệu đồng; khu vực xung quanh sân bay quốc tế Long Thành, diện tích 21.000 hécta (đang dự trù kinh phí); tổng kho trung chuyển miền Đông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, diện tích 1.420 hécta, kinh phí 2.321 tỷ đồng; khu vực dự kiến bố trí các cơ quan dọc QL1, thuộc phường Trảng Dài (TP. Biên Hòa), diện tích 50.749m2, kinh phí 247,3 triệu đồng; hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm TP.Biên Hòa, diện tích 15.466 hécta (đang thẩm định kinh phí); hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị Nhơn Trạch, diện tích 41.000 hécta; và đề án nâng cấp công nghệ thông tin thuộc Sở Xây dựng.
* Trong kế hoạch năm 2009 ông nói nhiều đến các địa bàn Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành - là những vùng ưu tiên phát triển, vậy còn những địa phương không nằm trong quy hoạch trọng tâm thì sao, thưa ông?
- Chúng tôi sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các DA quy hoạch xây dựng đã được duyệt cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn tỉnh. Đồng thời sẽ hoàn thiện hồ sơ đối với các KCN tập trung; lựa chọn chủ đầu tư có năng lực và tài chính để tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng, lập dự án quy hoạch chi tiết các khu - cụm công nghiệp còn lại, sau khi đã lấp đầy diện tích các KCN đã duyệt. Ở vùng nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh công tác lập quy hoạch vùng trong việc xây dựng huyện, xã nhằm hoàn thiện mạng lưới và các điểm dân cư nông thôn hợp lý từ làng, ấp, thị tứ đến thị trấn. Chúng tôi sẽ chú ý đến các loại thiết kế và phổ biến mẫu nhà cho nông dân phù hợp với yêu cầu địa phương.
Tạ Nguyên (thực hiện)