Báo Đồng Nai điện tử
En

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên:
Phát triển tốt nguồn nguyên liệu gỗ để đảm bảo cho sản xuất ổn định

09:03, 17/03/2008

Xoay quanh những khó khăn mà các doanh nghiệp (DN) sản xuất gỗ xuất khẩu hiện đang gặp phải, tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam 2008 (VIFA) được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 14 đến 18-3-2008, phóng viên báo Đồng Nai đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên về vấn đề này.

Xoay quanh những khó khăn mà các doanh nghiệp (DN) sản xuất gỗ xuất khẩu hiện đang gặp phải, tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam 2008 (VIFA) được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 14 đến 18-3-2008, phóng viên báo Đồng Nai đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên về vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên.

 

* Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, tình trạng đồng USD bị mất giá mạnh khiến cho các DN rất lo lắng, về vấn đề này theo ông, DN nên xử lý ra sao?

 

- Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên: Lâu nay, hầu hết các DN xuất khẩu mặt hàng gỗ vẫn quen thanh toán bằng USD. Chính vì vậy, khi giá USD bị giảm mạnh như hiện nay đã gây ra khó khăn ngay cho các DN. Trong đàm phán hợp đồng kinh tế về sau này, các DN nên mở rộng sang các đồng ngoại tệ khác như Euro, Bảng (Anh) hay đồng Yên (Nhật), đô la Canada hoặc các ngoại tệ mạnh khác tùy theo thị trường xuất khẩu. Hiện nay để gỡ khó khăn cho DN, chúng tôi đang tính đến việc Nhà nước sẽ ưu tiên mua lại ngoại tệ cho các DN có nguồn hàng xuất khẩu để đảm bảo tỷ giá sao cho DN xuất khẩu đỡ bị thiệt trong tình hình này.

 

* Để ngành gỗ xuất khẩu phát triển tốt hơn trong tương lai, điều gì cần phải quan tâm nhất, thưa ông?

 

- Thách thức lớn nhất của sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là nguyên liệu. Thời gian tới phải phát triển tốt hai nguồn nguyên liệu là gỗ nhập khẩu và gỗ trong nước để đảm bảo cho sản xuất. Đối với những thị trường gỗ nhập khẩu truyền thống với số lượng lớn cần được quan tâm hơn nữa. Song song với đó là bố trí những vùng trồng rừng hợp lý tạo nguồn nguyên liệu gỗ ngay trong nước. Một thách thức nữa đó là việc đầu tư và chuyển giao công nghệ cho các DN làm hàng gỗ xuất khẩu. Các DN làm sao luôn luôn có những mẫu mã hàng mới, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra cũng phải xúc tiến thương mại ở nhiều nơi trên thế giới để mở rộng thị trường xuất khẩu. Có như vậy, việc xuất khẩu sẽ không bị phụ thuộc quá vào một thị trường.

Mục tiêu đặt cho ngành gỗ xuất khẩu trong tương lai là rất cao, bởi đây là ngành có tiềm lực rất lớn. Trong năm nay, cả nước phấn đấu đưa mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu tăng lên khoảng 3 tỷ USD.

 

* Xin cảm ơn ông!

Vân Nam (thực hiện)

 

Tin xem nhiều