Theo dự kiến, tháng 4-2008, Đồng Nai sẽ tổ chức tổng kết 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhân dịp này, chúng tôi đã thực hiện cuộc trao đổi với bà BỒ NGỌC THU, Giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư.
Theo dự kiến, tháng 4-2008, Đồng Nai sẽ tổ chức tổng kết 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhân dịp này, chúng tôi đã thực hiện cuộc trao đổi với bà BỒ NGỌC THU, Giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư.
* Cùng với phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển
* Thưa bà, nhìn lại 20 năm trong lĩnh vực thu hút vốn FDI, cái được lớn nhất của Đồng Nai là gì?
- Tôi nghĩ sự thành công trong việc thu hút vốn FDI ở Đồng Nai thời gian qua đã tạo ra những tác dụng rất tích cực trên các mặt kinh tế - xã hội đó là: Cùng với phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển. Chính sự phát triển nhanh của doanh nghiệp FDI đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng cao, liên tục trong nhiều năm qua (giai đoạn 1991-2007 tăng trưởng bình quân 12,8%/năm, riêng năm 2007 tăng 15,1%) và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, nông nghiệp từ một ngành kinh tế chủ đạo ở Đồng Nai chiếm trên 50% GDP đã từng bước giảm dần tỷ trọng, trong khi tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng tăng. Đến năm 2007, tỷ trọng CN chiếm 57,7% GDP, dịch vụ 30,2% và nông nghiệp chỉ còn 12,1%, góp phần nâng cao năng suất lao động chung. Thu hút vốn FDI đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 1991-2007, tăng bình quân khoảng 45% năm. Nếu như kim ngạch xuất khẩu năm 1990 chỉ có 28,65 triệu USD thì đến năm 2007 đạt 5,474 tỷ USD, trong đó khu vực FDI chiếm 91% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai. Vốn FDI tăng mạnh có tác động vào sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp khoảng trên 320.000 lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách và các hoạt động xã hội.
* Và còn đặt nền tảng cho sự phát triển các khu công nghiệp?
- Đúng là đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng phát triển các KCN trên địa bàn Đồng Nai. Sau khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1987), vấn đề quan tâm hàng đầu của tỉnh là chuẩn bị quỹ đất công nghiệp và các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư, bởi vì lợi thế chủ yếu của tỉnh là tiềm năng phát triển công nghiệp. Từ thực tiễn KCN Biên Hòa 1 và thành công bước đầu của KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai đã mở ra những hướng đột phá mới, tập trung quy hoạch xây dựng thêm các khu công nghiệp mới, không chỉ ở TP.Biên Hòa mà còn mở rộng đến các huyện khác. Tính đến
Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, Đồng Nai đang lập thủ tục thành lập thêm các KCN, trong đó chú trọng các KCN chuyên ngành, khu công nghệ cao, khu liên hợp công nông nghiệp, các KCN khu vực nông thôn miền núi...
* "Giá như trở lại ngày xưa", theo bà hướng phát triển KCN sẽ như thế nào?
- Theo tôi việc Đồng Nai qui hoạch phát triển KCN là một sự lựa chọn hợp lý, vừa phát huy tiềm năng công nghiệp của tỉnh, vừa thuận lợi hơn trong công tác bảo vệ môi trường vì hạn chế được việc bố trí công nghiệp xen kẽ trong các khu dân cư và sản xuất nông nghiệp, qua đó tạo nên sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.
Cũng cần nhìn lại là KCN Biên Hòa 2 là KCN đầu tiên của tỉnh, cũng là KCN đầu tiên của cả nước được thành lập khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới. Đến nay Đồng Nai vẫn là một trong ba địa phương dẫn đầu cả nước về qui hoạch phát triển các khu công nghiệp.
Nếu như được trở lại ngày xưa, có lẽ chúng ta cũng sẽ làm như thế. Bởi lẽ khi bắt đầu kêu gọi đầu tư nước ngoài, Việt
Có thể khẳng định rằng, thành tựu đạt được sau 20 năm thu hút FDI vào Đồng Nai rất đáng được trân trọng. Điều cần thiết là từ thực tiễn chúng ta cần phải đánh giá toàn diện để đề ra giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển tới.
* Vẫn còn hạn chế về tầm nhìn trong qui hoạch
* Nhưng thực tế không thể phủ nhận là phát triển đã kèm theo ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội nảy sinh, đây có phải hạn chế tầm nhìn qui hoạch?
- Là một nước kém phát triển đang trong quá trình CNH, HĐH chắc chắn không thể tránh khỏi các tác động với môi trường và các vấn đề xã hội, đặc biệt là tỉnh phát triển công nghiệp mạnh như Đồng Nai. Thật ra khi qui hoạch các KCN đều quy định phải bố trí khu xử lý nước thải; các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp đều có lập báo cáo tác động môi trường. Tuy nhiên trong quản lý còn nhiều bất cập từ khâu ban hành các qui định pháp luật đến việc triển khai thực hiện tại địa phương nên những hệ quả đã phát sinh. Do vậy nói hạn chế tầm nhìn trong qui hoạch là có thật, bên cạnh đó còn có khó khăn về vốn đầu tư và yếu kém trong quản lý thực hiện qui hoạch đã tác động không nhỏ, nhất là đối với việc xử lý môi trường ở các khu đô thị.
Ông bà ta thường nói: "Cái khó bó cái khôn". Thành phố Biên Hòa, khu đô thị mới Nhơn Trạch và nhiều vùng khác trong tỉnh đã được qui hoạch phát triển từ nhiều năm trước, mặc dù rất nhiều cố gắng nhưng do khó khăn về vốn, chúng ta chưa thể triển khai thực hiện đồng bộ các qui hoạch này. Mặt khác, việc quản lý đô thị và đất đai không theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội, một số khu vực qui hoạch đã bị phá vỡ do những áp lực của việc bồi thường giải tỏa và sự phát triển tự phát của dân cư.
Do vậy, trong điều kiện nguồn vốn có hạn, ngoài việc nâng cao công tác qui hoạch, công tác tổ chức thực hiện qui hoạch phải được coi trọng với cơ chế thực hiện linh hoạt hơn.
* Bà dự đoán thu hút FDI trong năm 2008 và những năm kế tiếp như thế nào?
- Thu hút FDI vào Đồng Nai năm 2007 đạt 2,67 tỷ USD, tăng 2,4 lần so năm 2006 và tăng gấp 2,2 lần so kế hoạch năm 2007. Trong 2 tháng đầu năm 2008, tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn hơn 250 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2007 và đạt 16,66% kế hoạch năm 2008. Điều đó cho phép dự báo Đồng Nai sẽ tiếp tục là địa phương thu hút ổn định FDI trong năm 2008 và những năm kế tiếp. Đáng lưu ý là từ kết quả trong thu hút FDI năm 2007 cho phép tin tưởng rằng năm tới sẽ có sự chuyển biến quan trọng về cơ cấu ngành nghề và chất lượng dự án theo hướng tăng nhanh các dự án thuộc ngành dịch vụ, các dự án công nghệ kỹ thuật cao. Việc thay đổi ngành nghề đầu tư nêu trên theo đúng mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh sẽ mở ra hướng phát triển tốt cho tỉnh trong giai đoạn tới.
* Tiếp tục hoàn thiện các chính sách để nâng cao chất lượng thu hút vốn FDI
* Từ kinh nghiệm 20 năm trong thu hút vốn FDI, theo bà có những điều chỉnh nào sắp tới cho phù hợp hơn với tình hình?
- Thực tiễn 20 năm thu hút FDI đã để lại cho Đồng Nai nhiều bài học kinh nghiệm quí, do vậy về cơ bản Đồng Nai chủ yếu tiếp tục phát huy các giá trị truyền thống đã tích lũy. Sẽ không có những chính sách mới đột biến mà chủ yếu hoàn thiện các chính sách đang thực hiện, trong đó chú trọng cho việc phát triển của các doanh nghiệp FDI với các nhóm chính sách chủ yếu dưới đây:
Nâng cao chất lượng qui hoạch cả về qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và qui hoạch ngành. Cùng với sự khởi động các dự án hạ tầng lớn như cầu đường quận 9 - Nhơn Trạch, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường Thủ Biên - Vĩnh Cửu, đô thị mới Nhơn Trạch, Trung tâm phường Thống Nhất - TP.Biên Hòa... nhiều cơ hội đang mở ra cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án dịch vụ, dự án có công nghệ kỹ thuật cao... Trong qui hoạch các KCN, sẽ ưu tiên hình thành các KCN chuyên ngành, khu công nghệ cao, khu liên hợp công nông nghiệp. Việc bố trí dự án đầu tư sẽ thực hiện theo đúng qui hoạch.
Nâng cao chất lượng dự án đầu tư: Với số lượng qui mô dự án đã đạt được trong những năm qua, cùng với quĩ đất bố trí dự án đầu tư ngày càng khó khăn, việc nâng cao chất lượng dự án đầu tư là cần thiết. Việc mời gọi đầu tư sẽ theo hướng tăng các dự án dịch vụ, công nghệ kỹ thuật cao, giảm dần các loại dự án có công nghệ gây nhiều ô nhiễm, các dự án gia công sử dụng nhiều lao động tại các trung tâm đô thị... Sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường nước, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên. Chuyển dần các dự án đầu tư nước ngoài về địa bàn nông thôn.
Tăng cường cải tiến thủ tục hành chính theo hướng tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý một cửa, và một cửa liên thông theo phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp". Tăng cường thực hiện tin học hóa trong quản lý và đối thoại qua mạng tin học với các nhà đầu tư.
Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng triển khai thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2006 -2010 đã xây dựng, đồng thời, kêu gọi các nhà đầu tư vào Đồng Nai đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng theo quy hoạch.
Nhân kỷ niệm 20 năm thu hút vốn FDI vào cuối tháng 4 tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thu thập ý kiến góp ý của một số chuyên gia để hoàn chỉnh phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn tới.
* Xin cảm ơn bà!
Kim Loan (thực hiện)