
Ngày 14-3, tỉnh Bình Thuận bắt đầu có cửa khẩu để làm thủ tục xuất nhập khẩu cho các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh với việc chính thức ra mắt Chi cục hải quan quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận. Câu chuyện trở nên thú vị hơn khi ê-kíp làm việc tại cửa khẩu này lại là nguồn nhân lực từ Hải quan Đồng Nai được điều chuyển ra đây thành lập Chi cục Hải quan Bình Thuận, trực thuộc Hải quan Đồng Nai.
Ngày 14-3, tỉnh Bình Thuận bắt đầu có cửa khẩu để làm thủ tục xuất nhập khẩu cho các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh với việc chính thức ra mắt Chi cục hải quan quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận. Câu chuyện trở nên thú vị hơn khi ê-kíp làm việc tại cửa khẩu này lại là nguồn nhân lực từ Hải quan Đồng Nai được điều chuyển ra đây thành lập Chi cục Hải quan Bình Thuận, trực thuộc Hải quan Đồng Nai. Dĩ nhiên, theo tính toán của ngành thì với kinh nghiệm của Hải quan Đồng Nai, việc đảm nhận việc thông quan hàng hóa cho các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Bình Thuận trước hết phục vụ lợi ích của các DN, nhưng đấy cũng là cách mà Hải quan Đồng Nai chuyển giao công nghệ cho Bình Thuận để đặt nền móng cho Hải quan Bình Thuận ra đời hoặc Cụm hải quan theo xu hướng phát triển của ngành sau này. Phóng viên báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tấn Thành, Phó bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.
* P.V : Thưa ông, việc "nhập khẩu" Hải quan Đồng Nai để có một Chi cục hải quan quản lý các khu công nghiệp (KCN) Bình Thuận nói lên điều gì trong lúc này?
- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Huỳnh Tấn Thành : Vì nằm trong vùng tiếp giáp các tỉnh, thành Đông Nam bộ nên nhiệm kỳ này (2006-2010) Bình Thuận đặt mục tiêu phải đẩy công nghiệp phát triển lên một bước mới, nhất là công nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản; đồng thời phải đẩy mạnh hoạt động ngoại thương lên hơn nữa để xứng tầm với thế mạnh của mình. Năm vừa qua Bình Thuận mới đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 100 triệu USD/năm và mục tiêu đặt ra cho những năm sắp tới là 250 triệu USD/năm. Do vậy, việc thành lập Chi cục Hải quan ở Bình Thuận là yêu cầu bức xúc và cần thiết để tỉnh có thể cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được thuận lợi, không phải về TP. Hồ Chí Minh làm thủ tục thông quan như trước đây.
* Ông nhắc đến vị trí của Bình Thuận trong mối quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía
- Bình Thuận với vai trò là một tỉnh ven biển có vị trí cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
* Nhưng phát triển công nghiệp, liệu có làm cho Bình Thuận bị bê-tông hóa như Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và mất đi nét riêng của mình?
- Với tài nguyên về biển, rừng, nông nghiệp, khoáng sản, du lịch và gần đây là tiềm năng dầu khí, Bình Thuận có những làng nghề cung cấp hải sản tươi, hải sản chế biến, trái thanh long... cho người tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu; là nơi để người ở các trung tâm, đô thị công nghiệp hay vùng đồng bằng và khách nước ngòai đến tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng. Do vậy, Bình Thuận có thế mạnh riêng của mình với vùng lãnh hải rộng 52.000km2, ngư trường lớn, trữ lượng khai thác từ 220.000 - 240.000 tấn hải sản các loại; có 192km bờ biển đẹp được chấm phá bởi những hồ, rừng, núi đồi, những di tích văn hóa, lịch sử; Bình Thuận có cả một suối nuớc khoáng Vĩnh Hảo, có những đàn cừu, đàn dê nuôi trên vùng đồi tạo nên những đặc sản riêng cho mỗi khu vực trong chùm nối các điểm, tuyến du lịch của Bình Thuận và với cả nước.
* Người ta sẽ hình dung ra một Phan Thiết - Bình Thuận trong tương lai ra sao khi phát triển công nghiệp đi liền với phát triển dịch vụ, thưa ông?
- Chúng tôi đã quy hoạch KCN Tân Đức thuộc phía Nam của tỉnh để "đón đầu" những dự án mà TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu "chê" nhằm sử dụng nguồn lao động khu vực này. Ngoài ra còn có KCN Hàm Kiệm rộng 500 hecta, KCN Sơn Mỹ đang quy hoạch có quy mô 4.000 hécta để phục vụ cho công nghiệp dầu khí, một khu làng nghề chế biến nước mắm ở Phú Hải rộng 60hecta, khu chế biến hải sản ở phía Nam Phan Thiết rộng khoảng 100 hecta. Nét đặc biệt là trong các KCN như Sơn Mỹ, Hàm Kiệm có tính đến yếu tố phát triển đô thị công nghiệp, du lịch đi kèm để phục vụ cho các KCN và gắn kết với các điểm du lịch của tỉnh. Về du lịch, thì ngoài việc kêu gọi đầu tư phát triển những khu nghỉ mát, những resort, chúng tôi sẽ quy hoạch phát triển các khu du lịch cộng đồng như khu Mũi Né - Khe Gà, Hòa Thắng, Tiến Thành; các khu du lịch Đồi Dương - Tân Hải, Đồi Dương - Cam Bình, Bình Thạnh, Đồi Dương - Thương Chánh...; bên cạnh các khu du lịch đã quy hoạch như Hàm Tiến - Mũi Né, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam... Nói tóm lại, thế mạnh du lịch của Bình Thuận sẽ được phát huy với mức tăng trưởng phấn đấu tăng 15-20%/năm với yêu cầu giữ gìn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đó là chưa kể đến tuyến du lịch biển đảo Phú Quý cũng đang được quy hoạch.
* Với Chi cục Hải quan đã được thành lập, các ông sẽ làm gì để thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả?
- Chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp tốt với Chi cục Hải quan (HQ) Bình Thuận để làm tốt nhiệm vụ của một cửa khẩu. Trong lĩnh vực này có lẽ ưu tiên số một vẫn là cải cách thủ tục hành chính. Các sở, ngành phải phối hợp với HQ vì mục tiêu chung đó. Chúng tôi coi đây là điều kiện để phát triển DN, tạo điều kiện cho các DN đầu tư vào các sản phẩm có giá trị; là cơ hội để thu hút đầu tư vào Bình Thuận.
* Xin cảm ơn ông!
Kim Loan (thực hiện)