Báo Đồng Nai điện tử
En

Vợ chồng ông Sáng làm giàu

12:01, 16/01/2016

Nói về những tấm gương vượt khó làm giàu ở ấp Bàu Lùng, xã Bình An (huyện Long Thành), nhiều người dân trong ấp đều nghĩ đến vợ chồng ông Hỷ A Sáng (ngụ tổ 1, ấp Bàu Lùng). Hơn 30 năm đến ấp Bàu Lùng lập nghiệp, từ hai bàn tay trắng ông Sáng đã vươn lên làm giàu, trở thành một "đại gia" làm kinh tế trong ấp, với số tài sản trị giá nhiều tỷ đồng.

Nói về những tấm gương vượt khó làm giàu ở ấp Bàu Lùng, xã Bình An (huyện Long Thành), nhiều người dân trong ấp đều nghĩ đến vợ chồng ông Hỷ A Sáng (ngụ tổ 1, ấp Bàu Lùng). Hơn 30 năm đến ấp Bàu Lùng lập nghiệp, từ hai bàn tay trắng ông Sáng đã vươn lên làm giàu, trở thành một “đại gia” làm kinh tế trong ấp, với số tài sản trị giá nhiều tỷ đồng.

Vợ chồng ông Hỷ A Sáng chia sẻ công việc làm ăn với cán bộ xã Bình An.
Vợ chồng ông Hỷ A Sáng chia sẻ công việc làm ăn với cán bộ xã Bình An.

Đưa chúng tôi tham quan cơ ngơi nuôi gà trống thiến thả vườn và trang trại heo thịt của gia đình, ông Sáng chia sẻ, có được cơ ngơi như ngày hôm nay vợ chồng ông đã phải trải qua những tháng ngày cơ cực.

* Vượt qua trở ngại

Chỉ tay vào trang trại nuôi gần 4 ngàn con gà trống thiến chuẩn bị cho dịp Tết Bính Thân 2016, ông Sáng cho biết lứa gà này ông đã nuôi được 4 tháng, đạt trọng lượng gần 3kg/con. Khoảng 3 tuần nữa, đến tầm 20-23 tháng Chạp là có thể xuất chuồng. Cách trại gà thả vườn không xa, trại nuôi heo thịt của gia đình ông Sáng gồm có 2 dãy chuồng được xây kiên cố, thoáng mát với trên 150 con heo thịt cung cấp cho thị trường ngày tết.

Ông Phan Huy Dũng, Phó ch tch Hi Ch thp đỏ xã Bình An, cho biết ông Sáng biết làm giàu nhưng cũng không quên giúp đỡ người nghèo. Năm 2005, ông Sáng đã ng h hơn 1 cây vàng xây nhà tình thương tng mt gia đình khó khăn v nhà ti p Sa Cá. Đặc bit, khi địa phương cn kinh phí để lo cho các hot động phong trào thì ông Sáng luôn nhit tình đóng góp.

Nghe ông Sáng tính toán rành mạch việc chăn nuôi, sản xuất của gia đình và lợi nhuận từ việc làm ăn, ít ai nghĩ 30 năm trước ông đã phải sống trong cảnh thiếu trước hụt sau, thậm chí có lúc cơm không đủ bữa.

Nhớ lại cái thời trai trẻ theo gia đình từ Buôn Mê Thuột tìm về ấp Bàu Lùng, xã Bình An lập nghiệp vào năm 1978, ông Sáng chưa biết làm ăn gì. Đến năm 1982, gặp bà Lý Sì Múi, từ Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) đến Bàu Lùng sinh sống, ông Sáng đã đem lòng yêu thương và quyết định xây dựng gia đình với cô gái vùng duyên hải miền Trung có gương mặt dễ nhìn này. Sau khi cưới được 3 năm, vợ chồng ông Sáng ra riêng để tự lập và được cha mẹ cho 2 chỉ vàng làm vốn. Tìm mua mảnh đất rộng 1,6 hécta với giá 1,5 chỉ vàng để che chòi ở tạm và trồng trọt, vợ chồng ông Sáng chỉ còn lại 5 phân vàng để mướn công làm đất, mua giống đậu, bắp canh tác.

Buổi đầu khởi nghiệp, vợ chồng ông Sáng tập trung xuống giống các loại đậu nành, đậu xanh, kết hợp xen canh cây bắp, rồi cùng động viên nhau bám đất, bám rẫy, cật lực lao động chăm sóc số hoa màu đã gieo trồng.

Đất không phụ công người, sau vài tháng chăm sóc, hoa màu trong vườn ông Sáng lên xanh mơn mởn, năng suất cây trồng đạt rất cao. Vụ đầu tiên thu được 30 thiên bắp và trên 1 tấn đậu, bán được hơn triệu đồng, khiến ông Sáng rất mừng và dùng đồng vốn này tiếp tục đầu tư cho sản xuất. Tích cóp được ít vốn từ việc bán hoa màu, 3 năm sau đó, ông Sáng chuyển sang trồng cà phê và xen canh bắp, đậu để lấy ngắn nuôi dài. “Khởi nghiệp đạt như vậy được coi là ổn định rồi” - ông Sáng chia sẻ.

* Tích cực lao động để làm giàu

Ngồi nhâm nhi với chúng tôi ly rượu đầu năm mới, ông Sáng kể lúc mới trồng cà phê, vợ chồng ông phải hì hục gánh nước tưới cây, cực nhọc từ sáng đến tối vẫn không xong việc.

Thấy con quá vất vả vì chuyện gánh nước tưới cà phê, cha của bà Múi cho vợ chồng ông Sáng mượn 7 chỉ vàng để mua máy bơm nước tưới cây, còn tiền mua ống nước vợ chồng ông phải lo. Máy bơm mua rồi, còn số tiền chuẩn bị mua ống nước thì bị bọn trộm vào nhà vơ sạch. Trước cơn túng thiếu ấy, bà Múi động viên chồng, tiếp tục bám đất chăm sóc cây cà phê, còn bà tay nách đứa con đầu đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mua cá về làm nước mắm bán cho dân làng để có đồng ra đồng vào đầu tư cho sản xuất.

“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” - lời dạy của ông bà xưa rất đúng trong trường hợp của vợ chồng ông Sáng. Làm ăn thuận lợi, đến năm 1988 thì ông Sáng thu hoạch được vụ cà phê đầu tiên, thu về hơn 70 triệu đồng và dùng số tiền ấy xây căn nhà cấp bốn trị giá gần 2 cây vàng, số còn lại tiếp tục đầu tư cho sản xuất.

Năm 1990, từ tăng gia sản xuất kết hợp với làm nước mắm, ông Sáng đã sắm được máy cày làm đất và cày thuê cho bà con nông dân trong ấp. 4 năm sau, ông tiếp tục mua thêm xe cải tiến, rồi xe tải phục vụ cho việc chuyên chở nông sản của gia đình và thu mua nông sản của nông dân trong vùng để bán lại cho các khách hàng ở TP.Hồ Chí Minh.

Bà Lý Sì Múi (vợ ông Sáng) chăm sóc đàn gà trống thiến chuẩn bị cho dịp Tết Bính Thân 2016.
Bà Lý Sì Múi (vợ ông Sáng) chăm sóc đàn gà trống thiến chuẩn bị cho dịp Tết Bính Thân 2016.

Trong làm ăn có yếu tố nghề dạy nghề nên cùng với việc mua bán nông sản, ông Sáng đầu tư xây dựng lò sấy để nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo được chữ tín đối với khách hàng. Nhờ vậy, công việc kinh doanh của ông diễn ra thuận lợi, lợi nhuận từ việc kinh doanh tăng lên đáng kể.

Năm 2009, thấy đã lớn tuổi, sức khỏe có phần giảm sút nên ông Sáng giã từ việc kinh doanh, chuyển sang chăn nuôi heo, gà trống thiến thả vườn và bán bớt số tài sản tích lũy được để xây căn nhà 3 tầng, sắm xe ô tô đời mới phục vụ việc đi lại của gia đình.

Ông Sáng quan niệm rằng, để thành công trong nghề chăn nuôi và đạt được lợi nhuận từ nghề này, vấn đề đầu tiên là phải chủ động được nguồn giống sạch bệnh và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào việc chăm sóc vật nuôi. Chính vì vậy, ông đã chủ động phát triển đàn heo nái giống lên đến 40 con, đủ cung cấp con giống cho gia đình nuôi 3 lứa/năm mà không phải mua heo giống ngoài thị trường. Đối với việc nuôi gà trống thiến thả vườn, ông Sáng cho đó là việc phụ, nhưng bao giờ trong vườn nhà ông cũng có 3-4 ngàn con để tham gia thị trường, đặc biệt là trong dịp tết.

Đi lên từ hai bàn tay trắng, giờ là tỷ phú chân đất, nhưng máu mê lao động trong con người ông Sáng vẫn luôn hừng hực. “Tôi làm hết sức thì thôi, còn sống là còn làm, không bỏ qua cơ hội” - ông Sáng chia sẻ.

 

Đức Việt

 

 

 

Tin xem nhiều