Trải qua gần một trăm năm nô lệ, dân ta thấm thía với nỗi đau mất nước và phải sống kiếp xiềng gông. Vì thế, khi kẻ thù cũ “công khai mò lại” thì đồng bào, chiến sĩ cả nước, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, những ai không có súng, có gươm, cầm lấy cuốc, thuổng, gậy gộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Dân ta đã thề: “Quyết giữ vững nền độc lập tự do của nước Việt Nam. Dẫu có hy sinh đến nửa số dân tộc, ta cũng quyết hy sinh” (Hồ Chí Minh).
Trải qua gần một trăm năm nô lệ, dân ta thấm thía với nỗi đau mất nước và phải sống kiếp xiềng gông. Vì thế, khi kẻ thù cũ “công khai mò lại” thì đồng bào, chiến sĩ cả nước, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, những ai không có súng, có gươm, cầm lấy cuốc, thuổng, gậy gộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Dân ta đã thề: “Quyết giữ vững nền độc lập tự do của nước Việt
Khi thực dân Pháp ra sức xây thành đắp lũy, dựng lên hàng ngàn đồn bót, tháp canh được mệnh danh là Chiến thuật De Latour, những người nông dân Tân Uyên, Biên Hòa đã biết cách làm cho chúng thành các đống gạch nát.
Thực dân Pháp chưa hết bàng hoàng về trận Bàu Cá với hơn 200 quân bị thiệt mạng lại choáng váng bởi trận La Ngà ngày 1-3-1948: 56 xe quân sự bị phá hủy hoàn toàn, 150 lính lê dương, trong đó có Đại tá Parust, Phó tổng Tham mưu trưởng quân viễn chinh Pháp và Đại tá De Serigne, Chỉ huy trưởng Sư đoàn lê dương số 13, bị tiêu diệt.
Giặc Pháp muốn mở rộng cuộc chiến tranh về phía nông thôn và miền núi để tạo thành những vùng đệm an toàn cho chính quyền đầu não của chúng, các nhà cầm quân chân đất như: Nguyễn Bình, Huỳnh Văn Nghệ, Tô Ký,… cùng với đồng chí, đồng bào của mình lại đưa cuộc chiến tranh ấy vào ngay trong lòng của chúng.
Giặc Pháp đưa vào Đông Dương không chỉ tàu chiến, xe tăng mà cả máy bay chiến đấu các loại. Nhưng những du kích, Vệ quốc quân Tân Uyên, rồi Hòa Bình, Kiến An,… đã bắn rơi thứ phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của chúng trong rừng rậm hay giữa đồng bằng.
Tổn thất chất chồng.
Ảo vọng đổ sụp.
Cả tinh thần của đội quân viễn chinh chuyên nghiệp cũng lung lay.
Cuối năm 1946, trả lời báo “Paris - Sài Gòn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố rõ lập trường của Chính phủ Việt
Chiến trường Đông Dương đối với thực dân Pháp như một canh bạc lớn. Chúng như dốc hết toàn lực lượng để thử vận may lần cuối. Và, cũng chính vì thế, chúng không từ một thủ đoạn nào mà không đem ra áp dụng trên đất nước hình chữ S cách xa quê hương bản quán hàng vạn dặm. Dù vậy, đất đai, thành lũy mà chúng lấn chiếm chẳng được bao nhiêu. Cái mà chúng thu được sau mỗi trận càn là hàng ngàn tù binh mà trong đó đa phần là những người dân thường không chịu làm tay sai cho chúng.
Kết thúc Chiến dịch Biên giới (vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, năm 1950), tù binh giặc bị bắt đông vô kể. Trong hoàn cảnh chính quân đội của chúng ta cũng thiếu thốn lương thực, thuốc men, nhưng theo lệnh Cụ Hồ, thể hiện lòng khoan dung của người Việt Nam, tất cả tù binh được đảm bảo về lương thực, người bị thương được cứu chữa tận tình và đa số tù binh đã được trao trả ngay cho phía Pháp tại Thất Khê khi chiến dịch còn chưa kết thúc. Sau này, khi cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc đã rất nhiều năm, trên đất Pháp, viên sĩ quan ba Vollaire, chỉ huy phó cứ điểm Phong Khê, bị bắt làm tù binh đã viết trong hồi ký: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc của Cụ đã xem chúng tôi chỉ là những công cụ mù quáng, những quân nhân bị lừa phỉnh bởi những luận điệu tuyên truyền dối trá… Sự giam giữ này không phải là sự trừng phạt mà là cơ hội cho những tù binh biến cải trở thành những chiến sĩ hòa bình…”.
Đó là thân phận của những tù binh Pháp. Còn ở phía ngược lại, là hàng loạt trại tù được vội vã dựng lên để giam cầm những người kháng chiến chẳng may sa cơ.
Sa lầy ở Đông Dương, thực dân Pháp lên tiếng cầu cứu, Mỹ lập tức đồng ý. Không chỉ là chuyện đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, mà trước hết và sau cùng vẫn là lợi ích của những ông chủ Nhà Trắng khi quyết định can dự vào chiến trường Đông Dương. Viện trợ Mỹ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách của Pháp ở Đông Dương. Năm 1951 là 19% nhưng đến năm 1954 là 73%, xem như Mỹ đã mượn tay Pháp để tiến hành chiến tranh.
Có tiền Mỹ, vũ khí Mỹ, quân Pháp nhen nhóm hy vọng giành lại thế chủ động trên chiến trường nên càng mở rộng chiến tranh, củng cố và phát triển hệ thống nhà tù để giam cầm những người bị bắt giữ. Nhà tù trên đất liền không đủ chỗ chứa và thiếu an toàn, chúng xây thêm nhiều nhà tù nơi hoang đảo như Côn Đảo, Phú Quốc.
Tại Phú Quốc, tận dụng cơ sở là các doanh trại của hơn 30 ngàn tàn quân Tàu Tưởng (Quốc Dân đảng) để lại trên một diện tích gần 40 hécta, thực dân Pháp lập nên một nhà tù mới là “Căng Cây Dừa”. Chưa đầy một năm (tháng 7/1953 – 4/1954), số tù binh Việt Minh mà thực dân Pháp đưa ra Căng Cây Dừa đã tăng theo cấp số nhân, từ 300 người lên gần 15 ngàn người. Đây là nhà lao có số tù nhân đông nhất trên toàn cõi Đông Dương và có lẽ cũng sánh ngang bằng các trại tập trung của phát xít Đức hồi Chiến tranh thế giới lần thứ hai!
Điều giặc Pháp không ngờ ở Khám Lớn Sài Gòn, Hỏa Lò - Hà Nội, Đoạn Xá - Hải Phòng, Lao Xá - Quảng Trị, Cây Dừa - Phú Quốc,… là tâm hồn và khí phách của những con người trong tay không có một tấc sắt mà chúng đang giam cầm, tra tấn. Họ không có vũ khí như chúng, nhưng họ có trái tim yêu nước, niềm khát khao cháy bỏng tự do, độc lập. Họ thà hy sinh chứ không chịu sống quỳ. Vì thế, Đoạn Xá hay Hỏa Lò, Khám Lớn hay Căng Cây Dừa mà thực dân Pháp muốn dựng lên thành chốn địa ngục trần gian thì những người yêu nước và kháng chiến lại trường tranh đấu cho những phẩm giá con người.
Vùng biển này đã là chứng nhân cho biết bao chuyến tàu chật ních những người yêu nước và kháng chiến Việt
Từng tiếng sóng vỗ vào mạn tàu như rền rĩ tiễn đưa.
Những người yêu nước không bao giờ lẻ loi. Sau lưng họ là đồng bào, làng mạc. Và, trên từng chuyến tàu này, họ là những người đồng chí, anh em, là đội quân đông đảo.
Những con người ấy đang bước vào một trận chiến mới.
B.Q.H.