So với các địa phương trên địa bàn tỉnh, xã Đắc Lua (huyện Tân Phú) thật xa xôi. Muốn tìm đường vào UBND xã Đắc Lua, chúng tôi phải đi vòng qua huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) và phải lụy đò mới sang được địa bàn xã. Chính vì vậy, Đắc Lua vẫn còn lạ lẫm đối với nhiều người dân Đồng Nai. Riêng chúng tôi, đoạn đường gần 200km (từ TP.Biên Hòa đi Đắc Lua) vừa trải qua bằng phương tiện xe máy đã khiến mình thấm mệt.
So với các địa phương trên địa bàn tỉnh, xã Đắc Lua (huyện Tân Phú) thật xa xôi. Muốn tìm đường vào UBND xã Đắc Lua, chúng tôi phải đi vòng qua huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) và phải lụy đò mới sang được địa bàn xã. Chính vì vậy, Đắc Lua vẫn còn lạ lẫm đối với nhiều người dân Đồng Nai. Riêng chúng tôi, đoạn đường gần 200km (từ TP.Biên Hòa đi Đắc Lua) vừa trải qua bằng phương tiện xe máy đã khiến mình thấm mệt.
Sau khi trao đổi nhanh với lãnh đạo UBND xã Đắc Lua, chúng tôi được anh Hà Thành
* Nụ cười C10
Bon bon xe máy phía sau Bí thư Xã đoàn Đắc Lua trên con đường bê tông vừa hoàn thành, C10 hiện ra trước tầm mắt chúng tôi thật đẹp, với những ruộng lúa, rẫy bắp xanh tươi mơn mởn, trẻ em đùa nghịch với đất không sợ bị ba mẹ mắng hay bẩn người. Thấy chúng tôi mải mê với lũ trẻ nghịch đất ven đường để chụp ảnh, anh
Trọng, Tú, Tuấn, Oanh..., lũ nhóc mà chúng tôi gặp bên đường tỏ ra thích thú với ánh đèn từ chiếc máy ảnh cứ chớp liên tục theo từng động tác bấm máy của chúng tôi. Lũ nhỏ thỏa sức bày trò, làm dáng và bắt chuyện với chúng tôi rất hồn nhiên. "Mấy chú ở đâu đến vậy ? Biên Hòa là ở đâu ? Mai lên trường chụp hình tụi con nhận phần thưởng nghen..." - Tuấn cất tiếng.
Bác Mười He đi làm đồng về ngang, thấy chúng tôi cũng tạm dừng chân bắt chuyện. Theo bác Mười He, trẻ con nông thôn đứa nào cũng là lũ nghịch. Cha mẹ ra đồng thì tụi nhỏ ở nhà mặc sức chơi đùa. Tuy nghịch nhưng lũ nhỏ không hư. Chúng chỉ chơi quanh quẩn trong nhà mình hoặc sang hàng xóm kéo bè bạn vui đùa. Những đứa lớn hơn thì ở nhà lo cơm nước, tắm giặt cho em, dắt bò đi ăn. Đứa nào cũng có công việc riêng, phù hợp và xong việc thì mặc sức chơi.
Bỏ cây cuốc xuống đất, bác Mười He nói: "Tụi nhỏ bây giờ sướng hơn lớp anh chị chúng rất nhiều. Cách đây hơn chục năm, anh chị chúng không có trường học chữ nên phải bỏ học giữa chừng, theo cha mẹ ra đồng và trở thành nông dân thực thụ, chứ làm gì có thời gian rảnh rang vui chơi như tụi nhỏ bây giờ".
"Cuộc sống là vậy, từ ngày bố mẹ di dân vào Đắc Lua lập nghiệp, rồi sinh con đẻ cái, bao thế hệ trẻ thơ Đắc Lua vẫn chịu thiệt thòi hơn so với nơi khác, khi xung quanh các em chỉ là ruộng đồng, điều kiện giao lưu với các nơi khác bị cách trở, nhất là nỗi lo nghèo đói, thiếu thốn về văn hóa tinh thần. Riêng đối với trẻ em C10, nhiều năm liền phải chịu thiệt đơn thiệt kép khi các em sinh sống tại đây nhưng mọi giao dịch phải vượt sông về xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) cậy nhờ" - nông dân Sáu Ngà bày tỏ với chúng tôi. Cũng theo ông Sáu Ngà, từ ngày Quốc hội giao C10 cho chính quyền xã Đắc Lua quản lý, trẻ em nơi đây được chăm sóc tốt hơn trong vấn đề học tập, y tế, giáo dục. Chính vì vậy, đứa nào cũng toe toét cười mỗi khi có khách lạ vào nhà, xóm mình để chào hỏi.
* Phần thưởng cuộc sống
Sáng hôm sau, chúng tôi tiếp tục theo Bí thư xã đoàn Hà Thành Nam vào C10 để dự buổi tổng kết năm học của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Trò chuyện với chúng tôi, thầy hiệu trưởng Quách Văn Tiến cho rằng, thầy rất hãnh diện khi lần đầu tiên trường Nguyễn Bá Ngọc có phóng viên về dự lễ và đưa tin, viết bài. Chính vì vậy, khi buổi lễ khai giảng bắt đầu, chúng tôi vinh dự được trường giới thiệu đầu tiên trong rất nhiều đại diện của xã, ấp, hội phụ huynh học sinh về dự. Thêm điều đặc biệt nữa, các em nghịch đất bên đường hôm qua đã nhanh chóng nhận ra chúng tôi (mặc dù chúng tôi không nhận ra các em). Bởi hôm nay, các em quá sạch, gọn, tươi tắn trong bộ áo học trò để ra trường nhận phần thưởng cuối năm.
Rồi các cô chủ nhiệm Hồng, Bướm, Thu giới thiệu cho chúng tôi những gương học sinh khá, giỏi của C10 tại các khối lớp, như: Hồ Thị Mai, Trần Thị Tuyền, Lê Thị Phượng... Theo cô Oanh, mỗi em đều có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, gia đình như: mồ côi cha (hoặc mẹ), gia đình đông anh em, nhà nghèo..., nhưng tất cả đều có chung sự ham học, chăm ngoan. Còn thầy hiệu trưởng Quách Văn Tiến thì bày tỏ: Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc hiện có 4 cơ sở tại các ấp: 5A, 6, 9 và C10. Do trường được đầu tư xây dựng từ những năm 1995 nên cơ sở vật chất hiện đã xuống cấp. Bù lại, 31 giáo viên của trường hiện là cư dân bám trụ của Đắc Lua từ những ngày thành lập xã và con em Đắc Lua lớn lên từ mái trường này trở về dạy học cho lớp đàn em của mình.
Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Liên, trưởng ấp C10 cho biết thêm, cách đây 3 năm, khi đường bê tông vào C10 chưa hoàn thành, trẻ em phải bì bõm lội đồng đi học nên rất vất vả. Tuy vậy, đối với nông dân C10, con chữ luôn được xem trọng hơn miếng ăn, căn nhà. Theo suy nghĩ của người dân, chỉ có học hành tử tế, tương lai của con em họ mới tươi sáng. Bà Liên nói: "Có những hộ gia đình dù đông con, đời sống rất khó khăn nhưng họ vẫn lần lượt cho con đến lớp khi chúng đủ tuổi vào lớp 1. Bù lại, để khuyến khích, động viên trẻ em đi học, địa phương đã kịp thời triển khai các chính sách khuyến khích giáo dục đối với C10, như: hỗ trợ học bổng hàng tháng cho học sinh, miễn giảm học phí, cấp sách vở...".
Cầm những quyển vở mới trên tay từ phần thưởng do học lực giỏi, em Lê Thị Phượng (lớp 3/1) như luýnh quýnh với niềm vui nên làm vở rơi tuột xuống đất. Như thói quen, Phượng nhặt lên phủi lia lịa, lấy áo lau sạch vết bẩn. Phượng bộc bạch: "Áo bẩn thì về chị giặt, vở bẩn thì em sẽ bị ba mẹ mắng. Hơn nữa, với những cuốn vở được thưởng, em muốn giữ gìn thật sạch, mới nguyên để về khoe với chúng bạn trong xóm và các anh chị". Nhìn bé Phượng hân hoan với phần thưởng bé nhỏ ấy, chúng tôi cũng vui lây và chợt nhận ra một bé Phượng đến trường ngày cuối năm học khác hẳn với một bé Phượng mà chúng tôi đã gặp chiều hôm qua với chén cơm nguội, áo bẩn đang hồn nhiên vui cùng chúng bạn trước sân nhà.
Đoàn Phú