Hơn 20 năm qua, các cán bộ quan trắc ở Trạm môi trường Phú Hiệp (ấp 10, xã Gia Canh, huyện Định Quán) vẫn mải mê công việc đo nước, tính mưa, độ ẩm không khí... Trong mắt người dân nơi đây, họ là những người nhàn hạ nhất trên khúc sông La Ngà (nơi tiếp giáp giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận) này.
Hơn 20 năm qua, các cán bộ quan trắc ở Trạm môi trường Phú Hiệp (ấp 10, xã Gia Canh, huyện Định Quán) vẫn mải mê công việc đo nước, tính mưa, độ ẩm không khí... Trong mắt người dân nơi đây, họ là những người nhàn hạ nhất trên khúc sông La Ngà (nơi tiếp giáp giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận) này.
* Rảnh rỗi nên làm chuyện chẳng giống ai
Năm 1985, căn chòi tranh của Trạm Phú Hiệp được dựng lên nơi bìa rừng thuộc Tiểu khu 80, Phân trường 5 (thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán). Các cán bộ quan trắc trẻ: Thái Văn Dần, Nguyễn Đức Thạnh, Nguyễn Mạnh Hải, Huy, Hồng đã được Trung tâm khí tượng thủy văn Đồng Nai (Trung tâm đo đạc, dự báo khí tượng thủy văn khu vực
Cũng theo Trạm trưởng Dần, dù các anh nhiệt tình giải thích cho người dân hiểu công việc của anh em trong trạm, nhưng những thông số kỹ thuật như: độ pH, chất lơ lửng, sơ đồ thủy trực, mặt cắt ngang của dòng suối... càng làm cho bà con thêm khó hiểu, rối rắm. Người dân cho rằng, nắng mưa là chuyện của trời, đo hay đón thì cũng vậy thôi. Với họ, tháng 7, tháng 8 thì mưa đầu mùa lũ về dữ dội, nước suối đỏ phù sa. Còn về mùa nắng tháng 3, tháng 4 thì nước chảy ri rí, trong veo nhìn thấy cá bơi. Trạm trưởng Dần nói vui: "Dần dần bà con cũng hiểu được phần nào công việc mà chúng tôi được cấp trên phân công về đây dựng trại trực chiến. Từ đó, họ mới không nói chúng tôi là khùng, rảnh quá nên làm chuyện không giống ai".
Còn quan trắc viên Nguyễn Đức Thạnh bồi hồi nhớ lại, thời điểm đó trạm các anh được đơn vị trang bị cơ sở vật chất khá hiện đại như: máy phát điện, tivi, máy bộ đàm, ca nô máy... Đó là những thứ lạ mắt đối với cư dân làm rừng, thợ đóng gạch nơi trạm đóng chân. Lúc bấy giờ, quan trắc Thạnh là người duy nhất ở đây có xe honda 67 nên anh luôn được bà con cậy nhờ khi đau ốm. Anh Thạnh nói: "Tối đến, bà con trong vùng thường tụ tập về trạm để xem ti vi, trò chuyện với anh em trong trạm. Riêng chúng tôi, mỗi lần ra huyện gửi mẫu nước, báo cáo công tác luôn được bà con đăng ký đi nhờ xe, hay gửi mua những đồ dùng cần thiết".
Nghe Trạm trưởng Dần và anh em trong Trạm Phú Hiệp tâm sự những ngày đầu về đây công tác, bám rừng để đo mưa, tính nước và những xung đột ngộ nghĩnh về kiến thức với nông dân, chúng tôi nhanh chóng quên đi sự vất vả trong quá trình lần dò hỏi thăm đường vào trạm để tác nghiệp. Và chúng tôi thật sự bất ngờ khi các quan trắc viên Nguyễn Văn Sự, Nguyễn Đức Thạnh nhanh chóng nhận ra mình qua các bài viết mà các anh đã đọc trên báo Đồng Nai. Các anh khẽ trách, anh em ở trạm rất mê đọc báo, tìm hiểu tin tức qua báo đài. Nhưng có quá ít bài báo viết về công việc lặng thầm của người làm khí tượng, thủy văn nơi vùng sâu xa. Đặc biệt, hơn 20 năm công tác tại Trạm Phú Hiệp, các anh chỉ mới gặp chúng tôi lần đầu.
* Bám trụ quan trắc, lập nghiệp
Trạm trưởng Dần cho biết, quanh khu vực Trạm môi trường Phú Hiệp đóng chân hiện có 9 hộ gia đình sinh sống và một chốt bảo vệ rừng của Phân trường 5, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú. Bao năm qua, họ luôn gắn bó mật thiết với anh em trong trạm. Với sự hướng dẫn của Trạm trưởng Dần và quan trắc viên Sự, chúng tôi cuốc bộ đến giao lưu với cán bộ bảo vệ rừng Thọ và Bắc, ghé thăm gia đình anh Thi, ông Quyến ở gần đó. Anh Sự bộc bạch, cuộc sống của bà con ở đây còn khó khăn lắm, 9 nóc nhà thì có 4 hộ thuộc diện nghèo và ở nhà tình thương. Do giao thông đi lại khó khăn nên con em cán bộ trạm và bà con trong vùng phải đi đò sang xã Phước Tín, huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) học nhờ, hoặc về trung tâm xã, huyện để học tiếp cấp 2, cấp 3. Anh Sự nói: "Chỉ vài cán bộ quan trắc chuyển về đơn vị khác công tác, những người kỳ cựu như các anh: Dần, Thạnh, Lưu đều lập gia đình với thôn nữ trong xã. Vì vậy, một thời trạm cũng là nhà của các cặp vợ chồng trẻ này. Sau đó, anh em mới có điều kiện mua đất dời về trung tâm xã để ở và tiện bề lo việc học cho con cái".
Sau khi trở về, các cán bộ quan trắc bắt tay ngay vào bảo trì dụng cụ quan trắc và ghi chép, đánh giá các thông số đã đo đạc được để chuyển về trung tâm. |
Theo nông dân Quyến, các cán bộ quan trắc tại Trạm Phú Hiệp ngoài công việc chuyên môn, họ còn rất giỏi làm rẫy, chăn nuôi. Trong đó, người giỏi và khá giả nhất là gia đình anh Thạnh. Hiện vợ chồng anh sở hữu vài hécta đất trồng điều, đàn ong nuôi trên 200 thùng và con cái được học hành tử tế. Ông Quyến tâm sự, lúc đầu ai cũng cho là họ khùng, nhàn hạ, nhưng thật ra họ rất siêng năng, cái gì cũng biết và giỏi hơn nông dân. Bởi vậy, trong cuộc sống và sản xuất, bà con thường tìm cán bộ quan trắc nhờ giúp đỡ, như: khi gia đình có người đau ốm thì nhờ cán bộ trạm đưa đi trạm xá; cán bộ trạm cũng hay hướng dẫn người dân làm giấy tờ khi con cái đi học, đi làm, giúp đỡ họ vốn làm ăn, sửa lại nhà cửa... Anh Thi nói: "Năm nào trạm cũng mời bà con về dự lễ tổng kết. Ngày lễ, tết thì thăm hỏi nhau nên ai cũng quý anh em trong trạm".
Một điều thú vị nữa là các thành viên trong Trạm Phú Hiệp luôn sát cánh cùng người dân xua đuổi "ông bồ" (voi) mỗi khi "ông" lai vãng về phá rẫy, phá nhà. Người dân thì kể vanh vách hoàn cảnh, tính nết của từng cán bộ quan trắc. Cán bộ quan trắc cũng hiểu về hoàn cảnh của từng hộ dân, nỗi truân chuyên của họ và cả những tâm sự kín kẽ nhất, như: trường hợp chị H., chị L. không chồng nuôi con; thằng T. ngổ ngáo do đâu; ông B. tính tình kỳ quặc... Theo Trạm trưởng Dần, cán bộ quan trắc và các hộ dân như tình thân. Vì vậy, vài cán bộ quan trắc dù được cấp trên cho chuyển công tác về trung tâm nhưng anh em đã quen sống ở đây cùng gia đình, gắn bó với người dân nên quyết tâm bám trụ chờ ngày về hưu mới rời nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Hữu Từ, Giám đốc Trung tâm khí tượng, thủy văn Đồng Nai cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện được bố trí 3 trạm khí tượng, 4 trạm thủy văn, 6 trạm đo mưa, với 32 cán bộ, nhân viên được phân công về các trạm. Nhiệm vụ của các trạm là thu thập các số liệu về khí tượng, thủy văn, môi trường. Sau đó, tổng hợp, đánh giá, phân tích báo cáo về trung tâm khí tượng, thủy văn tỉnh, đài khí tượng, thủy văn khu vực Nam bộ và các ngành, cơ quan tại tỉnh Đồng Nai.
Đoàn Phú