Trong những năm qua, Đồng Nai đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho bộ đội xuất ngũ học nghề. Hàng chục tỷ đồng đã được đầu tư cho công tác này...
Trong những năm qua, Đồng Nai đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho bộ đội xuất ngũ học nghề. Hàng chục tỷ đồng đã được đầu tư cho công tác này...
* Từ học nghề miễn phí...
Trong danh sách bộ đội xuất ngũ được tỉnh hỗ trợ kinh phí học nghề năm 2010 mà Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TBXH) quản lý, cùng với Trường dạy nghề số 8 của Bộ Quốc phòng, Công ty Rosa (ở phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) là một trong hai cơ sở có học viên là bộ đội xuất ngũ theo học đông nhất. Anh Lê Hoàng Giang (ở xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, nguyên là lính Sư đoàn 309, xuất ngũ năm 2005) cho biết lý do mình chọn học nghề nấu ăn ở
Ông Nguyễn Hữu Khánh Linh, Phó phòng Quản lý dạy nghề thuộc Sở LĐ-TBXH cho biết, từ năm 2001, khi Chính phủ chưa có các quy định cụ thể về việc hỗ trợ học phí cho bộ đội xuất ngũ học nghề thì Đồng Nai đã có chính sách trợ cấp học phí cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Theo đó, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự theo học tại trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh được tỉnh trợ cấp 80% kinh phí học tập, nhà trường trợ cấp 20%; nếu học tại các cơ sở dạy nghề thì được tỉnh trợ cấp 100% chi phí học tập.
Từ chính sách ưu đãi của tỉnh, đã có hàng ngàn bộ đội xuất ngũ ở Đồng Nai được học nghề miễn phí với kinh phí được tỉnh hỗ trợ lên đến hàng chục tỷ đồng. Năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg quy định về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Từ đây, việc quản lý, hỗ trợ kinh phí học nghề đối với bộ đội xuất ngũ do quân đội thực hiện. Nhưng trước khi có Quyết định 121, UBND tỉnh đã có quyết định hỗ trợ kinh phí học nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời hạn đến 5 năm, kể từ khi xuất ngũ. Vì vậy, đến năm 2010 vẫn còn 677 học viên tại 12 cơ sở dạy nghề trong tỉnh do Sở LĐ-TBXH quản lý và họ được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2010, Đồng Nai còn có trên 1.000 quân nhân xuất ngũ được cấp thẻ học nghề (có giá trị tương đương với 12 tháng lương tối thiểu tại thời điểm học nghề) và nhiều người trong số này đang học nghề tại các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh.
* ... Đến giới thiệu việc làm
Trường cao đẳng nghề số 8 của Bộ Quốc phòng (phường Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) cũng là nơi đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Đại tá Trần Anh Thu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong năm 2010, trường đã đào tạo gần 600 học viên là bộ đội xuất ngũ. Các ngành nghề có nhiều học viên là: cơ khí, kỹ thuật hàn, công nghệ ô tô, lái xe... Hàng năm, Ban giám hiệu nhà trường đều chủ động liên hệ với các đơn vị quân đội để cùng phối hợp tổ chức hướng nghiệp, giới thiệu các ngành nghề đào tạo cho quân nhân. Sau khi xuất ngũ, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào trường học nghề không phải đóng tiền học phí mà còn được trường ưu tiên sắp xếp chỗ ở, đồng thời giới thiệu việc làm khi ra nghề. Theo Ban giám hiệu trường, sau khi ra trường, hầu hết học viên đều có việc làm ổn định, thậm chí có không ít người hiện có mức lương hàng chục triệu đồng và nắm giữ vị trí chủ chốt trong các công ty, đơn vị.
* Và cho vay vốn làm ăn
Năm 2003, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh Phạm Tiến Sĩ (SN 1981, ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu) vào làm công nhân ở Công ty Changsing. Năm 2007, anh cưới vợ là công nhân làm cùng công ty. Khi vợ chồng Sĩ ra riêng, với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, anh được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay 7 triệu đồng để làm ăn. Với đồng vốn ấy, Sĩ mua 1 con bò cái giá 5 triệu đồng về nuôi. Vừa làm công ty, vừa tranh thủ cắt cỏ nuôi bò khoảng 8 tháng thì anh Sĩ đã bán được "con bò vốn liếng" với giá 10 triệu đồng. Thấy có lời, anh Sĩ lại mua hai con bò khác với giá 8 triệu đồng, một bò mẹ và một bò con. Sau 6 tháng nuôi, Sĩ bán cặp bò mẹ con này được 14 triệu đồng... Anh Sĩ cho biết, từ lúc vay vốn của ngân hàng đến nay, nếu không tính đến mấy con bò cái sinh sản, vợ chồng anh đã bán được 5 lứa bò thịt. Mỗi lứa bò thịt (chỉ có 2 con) anh chị luôn thu lợi bằng với số vốn bỏ ra. Khi chúng tôi đến nhà, anh Sĩ khoe vừa bán cặp bò thịt được 32 triệu đồng. "Hồi vay tiền ngân hàng, tôi đầu tư nuôi bò chính là lấy công làm lời. Bây giờ, vợ chồng tôi không những trả hết nợ ngân hàng mà còn có dư ra chút đỉnh để dành" - anh Sĩ tâm sự.
Theo Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, thời gian qua, ngân hàng đã giải ngân cho hàng ngàn thanh niên vay vốn thông qua các chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm. Ở địa phương, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự luôn được quan tâm, hỗ trợ giải quyết việc làm, vì thế trong các dự án vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên, cả ngân hàng và chính quyền địa phương vẫn luôn dành sự ưu tiên đối với bộ đội xuất ngũ. Ngoài ra, bộ đội xuất ngũ còn được vay tiền để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Phạm Hoàng Thái