Trong những căn phòng trọ tuềnh toàng, chật hẹp, hàng ngày những người ở trọ phải gồng mình với đủ khoản chi phí. Thời gian gần đây, các chủ nhà trọ đã tăng giá từ 10-12 ngàn đồng/m3 nước, giá điện từ 2 - 3 ngàn đồng/kW. Đây là giá cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần định mức quy định giá điện, nước do ngành chức năng đưa ra.
Trong những căn phòng trọ tuềnh toàng, chật hẹp, hàng ngày những người ở trọ phải gồng mình với đủ khoản chi phí. Thời gian gần đây, các chủ nhà trọ đã tăng giá từ 10-12 ngàn đồng/m3 nước, giá điện từ 2 - 3 ngàn đồng/kW. Đây là giá cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần định mức quy định giá điện, nước do ngành chức năng đưa ra.
* Chủ nhà tự "hét" giá
Chị Nguyễn Thị Phượng (ở trọ tại phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) ngán ngẩm: "Mới vào thuê phòng, chủ nhà nói giá nước ở đây tính 10 ngàn đồng/m3, giá điện 2.500 đồng/kW. Ban đầu tôi nghĩ đó là nước máy nên mới tính như vậy. Ai dè đều là nước... giếng". Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề đăng ký định mức nước, chị Phượng thở dài: "Chúng tôi làm công nhân sáng đi làm tối mới về nhà nên đâu rõ mấy chuyện đó. Ở đây tháng nào thì đóng tiền điện, nước tháng đó. Nếu không chịu thì đi mướn chỗ khác". Cũng theo lời chị Phượng, cách dãy trọ chị ở không xa, chủ nhà trọ khác tính giá đến 12 ngàn đồng/m3 nước, 3.000 đồng/kW điện.
Anh Nguyễn Xuân Long, sinh viên Trường đại học công nghiệp (cơ sở ở Biên Hòa) hiện đang ở trọ tại phường Tam Hiệp (TP.Biên Hòa) cho biết: "Trước đây, chủ nhà lấy tiền nước 10 ngàn đồng/người/tháng. Sau đó, họ lại tính 10 ngàn đồng/m3, giờ lại tăng lên 12 ngàn đồng/m3. Không biết mai mốt còn tăng lên bao nhiêu nữa". Anh Long còn cho biết thêm, từ khi đến đây ở trọ, anh chưa bao giờ nghe nói đến việc đăng ký định mức điện, nước. "Chúng tôi đóng tiền nhà theo từng tháng chứ không hợp đồng gì. Điện, nước dùng bao nhiêu thì đóng bấy nhiêu. Nếu không vừa ý thì chuyển đi nơi khác, nhưng dạo này khó tìm phòng trọ vừa ý nên đành chịu" - anh Long nói. Không chịu nổi cảnh giá điện, nước... liên tục tăng giá, anh Nguyễn Thành
Không chỉ có giá nước máy mới tăng, một số chủ nhà trọ sử dụng nước giếng khoan cũng thi nhau "nâng giá". Chị Nguyễn Thị Kim Thoa, ở trọ tại phường Tam Hiệp, cho biết: "Năm ngoái, chủ nhà trọ tính tiền nước giếng 8 ngàn đồng/m3. Năm nay, chủ nhà tăng lên 10 ngàn đồng/m3. Trong khi đó, giếng có phèn nên nấu ăn không ngon miệng, chưa kể nguồn nước giếng ở gần... nhà vệ sinh". Bình quân mỗi tháng, chị Thoa cùng em trai đóng cho chủ nhà khoảng 50 ngàn đồng tiền nước. Đồng cảnh ngộ với chị Thoa, bạn Nguyễn Thị Hoài Phương, sinh viên Trường đại học Đồng Nai bức xúc: "Chúng tôi thuê phòng 4 người ở chung cho tiết kiệm nhưng mỗi tháng cũng đóng gần 200 ngàn đồng tiền điện, nước. Nhiều hôm đang nấu ăn ngửi nước có mùi khó chịu, kiểm tra bể nước dùng chung cho dãy trọ thì phát hiện nguyên con chuột chết. Chưa kể nhiều hôm đang mở máy tính để thực hành bài vở thì bỗng điện cúp ngang chừng. Một ngày cúp ngang cả chục lần, máy tính và các thiết bị điện cũng hỏng theo".
* Người ở trọ cam chịu
Nhiều sinh viên sống tại khu phố 2, phường Tam Hiệp bức xúc về thái độ phục vụ và cung cấp nguồn nước của các chủ nhà trọ trong khi họ luôn đóng tiền đầy đủ vào mỗi tháng. Bạn Nguyễn Thị Bé, sinh viên Trường đại học Đồng Nai bức xúc: "Nhiều hôm đang tắm bỗng hết nước nửa chừng. Đầu toàn bọt dầu gội, tôi nhờ bạn gọi chủ nhà bơm nước thì họ khó chịu bảo phải đến giờ mới bơm nước, xài hao hết nước ráng mà chịu". Điều làm Bé tức giận hơn hết là mỗi tháng các chủ nhà đều nhắc khéo đóng các khoản tiền đúng quy định trong khi người được thụ hưởng quyền lợi lại phải chịu thiệt thòi. Không chỉ vậy, nhiều hôm chủ nhà còn "dở chứng" bơm nước lúc nửa đêm, lúc mọi người đang ngon giấc. Tiếng máy bơm phát hết công suất đã làm ảnh hưởng không ít đến các sinh viên đang học bài, hoặc đang ngủ ngon giấc. Khi chúng tôi gợi ý với họ đưa ý kiến nói thẳng với chủ nhà để bảo vệ quyền lợi của mình thì những sinh viên trên chỉ biết lắc đầu ngao ngán: "Ở trọ làm gì có hợp đồng mà khiếu với kiện. Vừa ý thì ở, không thì chuyển đi nơi khác. Đã lỡ đóng tiền nhà rồi nên đành phải chịu những cảnh này chứ đưa ra ý kiến chủ nhà lại ghét và bắt bẻ mệt lắm".
Bà Nguyễn Thị Xuân, chủ nhà trọ ở đường Bùi Văn Hòa (phường Long Bình, TP.Biên Hòa) giải thích: "Mặc dù khách trọ của tôi sử dụng nước giếng nhưng vẫn phải lấy giá 10 ngàn đồng/m3. Vì tôi bơm nước từ giếng không biết bao nhiêu lần trong ngày rất tốn kém". Chúng tôi hỏi lý do bà không dùng nước máy cho công nhân sử dụng và tính giá theo quy định thì bà trả lời khá "hồn nhiên": "Trước giờ ai cũng dùng nước giếng khoan mà có thấy họ nói gì đâu. Nước nào mà chẳng giống nhau, miễn sao đủ dùng cho sinh hoạt là được".
Riêng giá điện, nhiều người ở trọ khi được hỏi đến đã than thở về cách tính "trời ơi" của những vị chủ nhà. Chị Nguyễn Thị Nhật Linh (ở trọ tại phường Bình Đa) than thở: "Hôm tôi vào ở, chủ nhà ghi giá điện và tôi có ghi riêng để theo dõi. Tôi đi làm suốt ngày nên đâu có ở phòng, tối về chỉ biết lăn ra ngủ. Vậy mà đến tháng bà chủ nhà đến báo tôi dùng hết 60kW điện. Tôi thắc mắc hỏi thì nhận được từ bà chủ nhà những cái lườm nguýt và lời cảnh báo không vừa ý thì tháng sau dọn đi nơi khác". Điều làm chị Linh khó chịu nhất là tình trạng ăn gian trên đồng hồ điện. Để kiểm chứng về cách tính điện của cái đồng hồ điện "mini" gắn trong phòng trọ, nhiều hôm chị thử tắt hết các thiết bị điện trong phòng nhưng khi nhìn lên đồng hồ thì điện vẫn... chạy ào ào. Chị cho biết đã có báo với chủ nhà trọ và đề nghị tính lại giá tiền điện chị đã trả nhưng chủ nhà vẫn nhất quyết không chịu. Thế là chị đành ngậm "cục tức" và chờ hết tháng dọn phòng đi nơi khác.
Mặc dù đã đóng tiền điện nước với giá khá "cắt cổ" nhưng nhiều người ở trọ vẫn than phiền về tình trạng kém vệ sinh nguồn nước. Anh Nguyễn Văn Trọng, ở trọ tại xã Hóa An (TP.Biên Hòa), cho biết: "Nhiều hôm nấu ăn mà nhìn vào bể nước là thấy oải. Nước đóng phèn cặn dơ hết ngày này sang tháng nọ. Mấy cái áo trắng của tôi giặt vài nước là chuyển màu. Ăn uống vầy hoài riết cũng lo, không biết sau này có bị bệnh gì không nữa".
Tùng Minh