Báo Đồng Nai điện tử
En

Tham của rơi, dễ vi phạm pháp luật

10:02, 02/02/2021

Những ngày qua, dư luận và cộng đồng mạng xôn xao bàn tán, phê phán hành vi của một số người nhặt 30 triệu đồng của một cô gái đánh rơi ở TP.HCM vào ngày 28-1 nhưng không trả. Sau khi báo chí đăng thông tin vụ việc và lời kêu gọi của công an đề nghị những người đã nhặt được tiền trả lại cho nạn nhân thì đến ngày 2-2 đã có vài người đem đến trả, nhưng vẫn chưa đủ số tiền cô gái đã bị mất.

Những ngày qua, dư luận và cộng đồng mạng xôn xao bàn tán, phê phán hành vi của một số người nhặt 30 triệu đồng của một cô gái đánh rơi ở TP.HCM vào ngày 28-1 nhưng không trả. Sau khi báo chí đăng thông tin vụ việc và lời kêu gọi của công an đề nghị những người đã nhặt được tiền trả lại cho nạn nhân thì đến ngày 2-2 đã có vài người đem đến trả, nhưng vẫn chưa đủ số tiền cô gái đã bị mất.

Nhiều người nhặt 30 triệu đồng của cô gái đánh rơi ở TP.HCM. Ảnh cắt từ clip
Nhiều người nhặt 30 triệu đồng của cô gái đánh rơi ở TP.HCM. Ảnh cắt từ clip

Trong số người đến trả có người phụ nữ bán nước ven đường đem trả đến 19 triệu đồng. Người phụ nữ này thật thà khai báo với công an rằng, bản thân không biết nhặt tiền mà không trả cho người đánh rơi hoặc giao cho cơ quan chức năng là có tội. Trên thực tế, cũng có không ít người có suy nghĩ như người phụ nữ bán nước này. Họ nghĩ đơn giản nhặt được của rơi là được quyền sở hữu nên không hề “lăn tăn” khi nhặt của rơi và cũng không nghĩ phải có trách nhiệm giao tài sản nhặt được cho cơ quan chức năng để trả lại cho người bị mất.

Trong khi đó, Khoản 1, Điều 230, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định rất rõ, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Ai nhặt được của rơi mà không chịu trả lại cho người đánh rơi thì tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo Điểm e,  Khoản 2, Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định phạt từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác khi tài sản bị đánh rơi có giá trị dưới 10 triệu đồng và không phải là di vật, cổ vật. Trong trường hợp tài sản bị đánh rơi có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản, theo Điều 176, Bộ luật Hình sự năm 2015  với khung hình phạt lên đến 5 năm tù giam.

Để hạn chế những hành vi vô ý vi phạm pháp luật như câu chuyện nêu trên, các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các khu dân cư, trường học. Đặc biệt, cần chú trọng tuyên truyền pháp luật trên các trang mạng xã hội bằng những câu chuyện, sự việc cụ thể để người dân dễ nhớ, dễ hiểu. Một khi người dân hiểu rõ các quy định pháp luật sẽ điều chỉnh hành vi cho phù hợp, tránh những hành vi vi phạm pháp luật do lỗi chủ quan, thiếu hiểu biết.

Đặng Ngọc

Tin xem nhiều