Tử hình là hình phạt đặc biệt nghiêm khắc được pháp luật hình sự quy định. Bản chất của hình phạt tử hình là cách ly hoàn toàn người phạm tội ra khỏi xã hội, tức là tước đoạt mạng sống của người phạm tội.
Tử hình là hình phạt đặc biệt nghiêm khắc được pháp luật hình sự quy định. Bản chất của hình phạt tử hình là cách ly hoàn toàn người phạm tội ra khỏi xã hội, tức là tước đoạt mạng sống của người phạm tội.
Tử hình về nguyên tắc chỉ được áp dụng cho tội đặc biệt nghiêm trọng và không thể giáo dục người phạm tội quay lại với cuộc xã hội được nữa. Một điểm nổi bật thể hiện tính nhân đạo của loại hình phạt này là không áp dụng án tử hình đối với người chưa thành niên, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Giám đốc Sở Tư pháp Viên Hồng Tiến cho biết kế thừa sự tiến bộ của Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009), Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã loại bỏ án tử hình ở một số tội danh: cướp tài sản; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; đầu hàng địch; chống mệnh lệnh; phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chiếm đoạt trái phép chất ma túy.
Bộ luật cũng quy định rất rõ các trường hợp có thể được bỏ án tử hình, như: người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
“Đây không chỉ là sự thay đổi trong tư tưởng lập pháp, mà còn thể hiện tính khoan hồng mà Nhà nước áp dụng cho một số tội phạm, qua đó tạo thêm cơ hội cho tội phạm ở một số tội danh có cơ hội làm lại cuộc đời” - ông Tiến nhấn mạnh.
Diễm Quỳnh (ghi)