Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (thay thế Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009, có hiệu lực từ ngày 1-7-2018) đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (thay thế Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009, có hiệu lực từ ngày 1-7-2018) đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; xác định cơ quan gây thiệt hại.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có rất nhiều điểm mới và tiến bộ so với Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009. Về đối tượng yêu cầu bồi thường, luật đã quy định rất cụ thể và mở rộng, như: người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại, tổ chức bị thiệt hại, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện đương nhiên; người được ủy quyền. Đặc biệt, thời hiệu yêu cầu bồi thường tăng; quyền yêu cầu khôi phục danh dự thì không có thời hạn.
Luật quy định nguyên tắc bồi thường của Nhà nước phải bảo đảm kịp thời, công khai, đúng pháp luật; bảo đảm sự thương lượng trong quá trình giải quyết bồi thường, bởi bồi thường Nhà nước là loại bồi thường đặc biệt ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 còn mở rộng cơ chế người bị thiệt hại khi có văn bản giải quyết thì có quyền khởi kiện trực tiếp ra tòa (Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 không có cơ chế này). Trong giải quyết vụ án hình sự thì được giải quyết theo một cơ chế riêng, bắt buộc phải giải quyết tại cơ quan quản lý của người thi hành công vụ gây thiệt hại, nếu người bị thiệt hại không đồng ý mới có quyền khởi kiện ra tòa.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 đã quy định rõ thời gian cụ thể, từ xác minh, thụ lý. Luật quy định rõ, thương lượng thành công sẽ trao quyết định ngay; nếu không thành cũng phải gửi biên bản thương lượng để người bị thiệt hại lấy biên bản này có thể khởi kiện ra tòa giải quyết.
Đặc biệt, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về tạm ứng bồi thường rất cụ thể. Đây sẽ là luật tối ưu vì giải quyết nhanh cho người bị oan sai, bởi khi oan sai họ đã chịu thiệt thòi rất nhiều. Liên quan tới phục hồi danh dự thì cơ quan nhà nước phải chủ động phục hồi danh dự, mặc dù người bị thiệt hại không hoặc chưa yêu cầu.
Diễm Quỳnh