Báo Đồng Nai điện tử
En

Cha mẹ chia tay, con ở với ai?

11:06, 06/06/2016

Từ ngày con bị anh T. (là chồng không hôn thú) bắt về đem cho vợ cả nuôi, chị T.N.B. (huyện Vĩnh Cửu) lo lắng vô cùng. Chị B. tâm sự, chị sợ con của chị bị ngược đãi dù anh T. vẫn cam đoan rằng cháu bé sống cùng với vợ chồng và các con anh vẫn tốt hơn sống cùng chị B.

Từ ngày con bị anh T. (là chồng không hôn thú) bắt về đem cho vợ cả nuôi, chị T.N.B. (huyện Vĩnh Cửu) lo lắng vô cùng. Chị B. tâm sự, chị sợ con của chị bị ngược đãi dù anh T. vẫn cam đoan rằng cháu bé sống cùng với vợ chồng và các con anh vẫn tốt hơn sống cùng chị B.

Luật sư Ngô Văn Định tư vấn pháp luật cho một người mẹ với khát vọng được sống với con khi vợ chồng chia tay.
Luật sư Ngô Văn Định tư vấn pháp luật cho một người mẹ với khát vọng được sống với con khi vợ chồng chia tay.

Sau khi lỡ một lần đò, chị B. rời quê Tiền Giang đến Vĩnh Cửu sinh sống. Tại đây, chị gặp anh T. ngỏ lời ong bướm ngon ngọt sẽ lo cho chị ăn sung mặc sướng, khỏi phải lao động vất vả nên chị xiêu lòng. Hai người chung sống như vợ chồng được 4 năm và có con chung là cu Tèo (sinh năm 2011).

* Con do cha sinh?

Khi cu Tèo được 1 tuổi, anh T. mới làm giấy khai sinh cho con trai. Cuộc sống chồng hờ, vợ tạm được một thời gian ngắn thì giữa anh T. và chị B. lục đục dẫn tới đường ai nấy đi. Khi chia tay, anh T. bắt cu Tèo đem về cho vợ cũ nuôi. Bị mất quyền làm mẹ, chị B. uất ức tìm đến nơi anh T. ở cùng vợ cũ để giành cu Tèo lại nhưng không được. Vì vậy, chị làm đơn gửi tòa án can thiệp.

Luật sư Định nhấn mạnh, trên thực tế khi tranh chấp quyền nuôi con, nếu con chung không rơi vào trường hợp con dưới 3 tuổi và con đủ từ 7 tuổi thì việc cân nhắc và quyết định giao con cho ai nuôi sẽ do tòa án quyết định trong quá trình xét xử. Trên cơ sở đó, người được tòa án giao cho nuôi con phải đáp ứng đầy đủ cho con về mặt vật chất và tinh thần như: điều kiện sống, học tập, phát triển lành mạnh về tinh thần và thể chất…

Trong quá trình hòa giải tại tòa, anh T. vẫn cho rằng cu Tèo ở với anh tốt hơn sống cùng chị B. vì anh có điều kiện kinh tế, cu Tèo có người hàng ngày chăm sóc. Còn chị B. vì bận việc kinh doanh nên không có thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng cu Tèo bằng anh. Chị B. thì cho rằng, chị cũng có điều kiện kinh tế để nuôi dạy con tốt không thua kém. Hơn nữa, giữa chị và anh T. làm vợ chồng trái đạo lý, pháp luật trong một thời gian dài, nay con trai của chị phải sống cùng vợ cũ của anh T., chị rất sợ cháu bị ngược đãi, bỏ bê, hất hủi. Bởi theo chị B., liệu vợ anh T. có thật sự thương yêu và chăm sóc cho cu Tèo tốt khi anh phản bội vợ?

* Chờ công lý

Về trường hợp của chị B., luật sư Ngô Văn Định (Đoàn luật sư tỉnh) phân tích, theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Vấn đề tranh chấp về con chung giữa anh T. và chị B. phải do toà án xem xét quyết định khi đôi bên không tự thỏa thuận được. Việc tòa án quyết định giao cu Tèo cho anh T. hoặc chị B. nuôi dưỡng, chăm sóc được căn cứ trên cơ sở bên nào có khả năng đảm bảo quyền lợi cho cu Tèo về mặt vật chất và tinh thần tốt nhất. Mặt khác, tòa án còn cân nhắc về thời gian chăm sóc con chung. Chẳng hạn nếu một trong hai bên đáp ứng về mặt vật chất cho con nhưng về mặt tinh thần lại không có thì cũng khó có thể được giành quyền nuôi con. Do đó, việc anh T. tự ý bắt cu Tèo về nhà mình nuôi dưỡng mà không được chị B. đồng ý trong quá trình chờ tòa án xét xử là hành vi trái với Luật Hôn nhân và gia đình.

Đoàn Phú

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều