Dù Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2017) đã khẳng định: "Việc chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật", nhưng đến nay, Quốc hội và các bộ, ngành liên quan vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về các quy trình, thủ tục, điều kiện trong việc chuyển đổi, xác định lại giới tính.
Dù Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2017) đã khẳng định: “Việc chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”, nhưng đến nay, Quốc hội và các bộ, ngành liên quan vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về các quy trình, thủ tục, điều kiện trong việc chuyển đổi, xác định lại giới tính.
* Luật đã quy định
Theo luật gia Vòng Khiềng (Hội Luật gia tỉnh), chuyển đổi giới tính pháp luật Việt Nam đã ghi nhận vấn đề nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc. Do đó, cần phải chờ đến ngày 1-1-2017, khi BLDS sửa đổi năm 2015 có hiệu lực và các văn bản pháp lý hướng dẫn chi tiết, cụ thể khác mới rõ nét chuyển đổi giới tính vẫn chưa thể hiện rõ những yêu cầu và điều kiện khác nhau về: độ tuổi, tình trạng hôn nhân, các vấn đề về an sinh xã hội, y tế và nhiều vấn đề khác trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
Điều 37 BLDS năm 2015 quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan”. Điều 36 quy định: “Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh, hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của luật này và luật khác có liên quan”. |
Luật sư Lê Hồng Khanh (Đoàn Luật sư tỉnh) cho hay, vấn đề xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính trong BLDS năm 2015 được xem là một bước tiến cởi mở, bắt kịp xu thế toàn cầu trong hoạt động lập pháp của Việt Nam và là một tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam. Quy định tại các điều 36 và 37, BLDS năm 2015 là bước tiến thay đổi tư duy, công nhận quyền của một nhóm người không lớn trong xã hội, khẳng định tinh thần của Hiến pháp 2013, tôn trọng quyền con người. Luật chưa quy định cụ thể điều kiện để được chuyển và xác định lại giới tính là vì BLDS không thể giải quyết những vấn đề cụ thể, như: điều kiện, cách thức chuyển giới, ai có quyền được chuyển giới, kỹ thuật chuyển giới, chăm sóc sức khỏe người chuyển giới... Điều này phải chờ luật chuyên ngành về chuyển giới và các văn bản khác điều chỉnh.
* Những vấn đề đặt ra
Khi điều luật mới được áp dụng, người chuyển giới sẽ chính thức được pháp luật công nhận và bảo vệ các quyền nhân thân, như: đăng ký hộ tịch, quyền phẫu thuật chuyển giới, quyền được kết hôn... Cộng đồng người chuyển giới và những người quan tâm vấn đề này vẫn còn trăn trở về quy trình công nhận người chuyển giới chưa có văn bản pháp lý nào quy định.
Luật sư Lưu Hồng Khanh phân tích, BLDS năm 2015 chỉ quy định xác định lại giới tính (Điều 36) và chuyển đổi giới tính (Điều 37). Theo đó, việc xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính áp dụng với người sinh ra không rõ ràng là nam hay nữ. Đó là cơ sở pháp lý để khẳng định việc phẫu thuật chuyển giới không bị cấm nữa và được phép thay đổi giới tính trên giấy tờ. Sau khi chuyển đổi và xác định lại giới tính, người đó được phép kết hôn với người khác giới theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, để việc chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính thật sự được thực thi ngay sau thời điểm 1-1-2017, Quốc hội và các bộ, ngành có liên quan phải ban hành luật và các văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết vấn đề này trước ngày 1-1-2017.
Các chuyên gia pháp lý đánh giá, điều luật đã quy định: “Không được thay đổi giới tính trên giấy tờ nếu chưa phẫu thuật chuyển giới”, đồng nghĩa với việc pháp luật chưa cho phép một người thay đổi giới tính trên giấy tờ sau thời điểm 1-1-2017 nếu họ chưa phẫu thuật chuyển giới. Nhưng theo dư luận, việc phẫu thuật chuyển giới rất tốn kém và ảnh hưởng đến tuổi thọ nên không phải ai cũng có điều kiện kinh tế, sức khỏe để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Cho nên, khát vọng nhân đạo được xác định lại giới tính về mặt pháp lý mà không cần can thiệp về mặt y học cũng đáng được xem xét, điều chỉnh nhân văn, tạo sự công bằng, phù hợp với điều kiện kinh tế, đáp ứng khát vọng chính đáng của người chuyển giới…
Đoàn Phú