Báo Đồng Nai điện tử
En

Nguyên giám đốc trung tâm dạy nghề bị truy tố 2 tội danh

12:12, 14/12/2015

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 6 bị can liên quan đến vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (cố ý làm trái) và tham ô tài sản tại Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất. Trong đó, bị can Ngô Anh Tuấn (nguyên Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất) bị truy tố 2 tội danh là: cố ý làm trái và tham ô tài sản.

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 6 bị can liên quan đến vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (cố ý làm trái) và tham ô tài sản tại Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất. Trong đó, bị can Ngô Anh Tuấn (nguyên Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất) bị truy tố 2 tội danh là: cố ý làm trái và tham ô tài sản.

5 bị can còn lại, gồm: Ngô Tấn Sa (nguyên Trưởng phòng Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TBXH) huyện Thống Nhất), Ngô Thị Xuân Thu (nguyên kế toán trưởng Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất), Bùi Thị Hảo (nguyên kế toán Phòng LĐ-TBXH huyện Thống Nhất), Ao Thị Lan (nguyên Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Kinh tế - kỹ thuật số 2, TP.Biên Hòa) và Nguyễn Thị Hồng Thanh (nguyên Trưởng phòng Đào tạo Trường trung cấp nghề Kinh tế - kỹ thuật số 2) bị truy tố về các tội: cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và mua bán trái phép hóa đơn.

* Lập hồ sơ khống rút tiền Nhà nước

Theo kết quả điều tra, sau khi được các sở, ngành của tỉnh cấp kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất và Phòng LĐ-TBXH huyện Thống Nhất phải tuyển sinh để mở các lớp đào tạo. Quá trình mở lớp đào tạo nghề, Phòng LĐ-TBXH phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra chương trình và kế hoạch giảng dạy. Tuy nhiên, khi chưa được Sở LĐ-TBXH cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất đã tự lên kế hoạch và lập hồ sơ khống nhằm hợp thức hóa thủ tục để rút tiền ngân sách.

Cụ thể, từ tháng 8-2008 đến năm 2012, ông Ngô Anh Tuấn với vai trò Giám đốc trung tâm đã bàn bạc với bà Ao Thị Lan và một số cán bộ quản lý các trường dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh ký hợp đồng đào tạo nghề ngắn hạn trên địa bàn huyện Thống Nhất để hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ nhằm hoàn tất thủ tục quyết toán khống, như: lập danh sách đầu vào, trình tự thủ tục mở lớp học, kinh phí dạy nghề, hợp đồng giảng dạy… Theo thỏa thuận giữa ông Tuấn với các cơ sở dạy nghề, sau khi ký hợp đồng thì Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất sẽ trích lại phần trăm trên tổng giá trị hợp đồng cho các cơ sở này.

Theo hồ sơ, vụ sai phạm xảy ra tại Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất được phát hiện từ năm 2013 khi Thanh tra Sở Lao động - thương binh vã xã hội thanh tra đối với đơn vị này. Tuy nhiên, quá trình xử lý, điều tra vụ việc kéo dài từ đó đến nay các bị can mới bị truy tố.

Sau khi đã móc nối với các cơ sở dạy nghề, ông Tuấn đã chỉ đạo các nhân viên thuộc cấp và liên hệ với lãnh đạo nhiều xã trên địa bàn huyện lập danh sách học viên. Với vai trò kế toán trung tâm, Ngô Thị Xuân Thu có nhiệm vụ liên hệ với các cơ sở dạy nghề mua hóa đơn và lập hồ sơ khống để quyết toán ngân sách, gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng.

Kết quả điều tra xác định, vào tháng 5-2011, ông Tuấn đã ký hợp đồng cấp kinh phí hỗ trợ ngân sách cho chủ Cơ sở may Phú Khanh để đào tạo lao động nông thôn. Khi thực hiện hợp đồng, ông Tuấn yêu cầu chủ cơ sở phải chi bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên trung tâm hơn 90 triệu đồng. Số tiền này, ông Tuấn khai đã chi vào việc mua sắm phương tiện cho Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất. Tuy nhiên, quá trình điều tra xác định ông Tuấn đã tiêu xài cá nhân hết số tiền này.

* Mua bán hóa đơn trái phép

Liên quan đến vụ án này, 2 bị can Ao Thị Lan và Nguyễn Thị Hồng Thanh đã bị truy tố về tội mua bán hóa đơn trái phép. Cụ thể, 2 bà Lan và Thanh đã tích cực móc nối với ông Tuấn lập khống hồ sơ đào tạo nghề cho hàng ngàn học viên trên địa bàn huyện Thống Nhất để hợp thức hóa việc quyết toán cho các hoạt động đào tạo khống. Theo đó, từ tháng 12-2009 đến tháng 4-2012, bà Lan đã ký và thanh lý 47 hợp đồng đào tạo nghề cho 118 lớp, 2.999 học viên; đồng thời xuất 48 hóa đơn khống cho Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất với số tiền hơn 3,3 tỷ đồng. Trong vụ này, 2 bà Lan và Thanh đã hưởng lợi hơn 490 triệu đồng.

Đối với những sai phạm trong hoạt động dạy nghề, ngoài ông Tuấn, cơ quan điều tra xác định ông Ngô Tấn Sa cũng có trách nhiệm khi để xảy ra vụ sai phạm tại Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất. Biết trung tâm chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy nghề, nhưng từ năm 2009-2012 ông Sa đã thỏa thuận với ông Tuấn ký kết 20 hợp đồng dạy nghề cho hơn 3,8 ngàn học viên là người nghèo, người khuyết tật với tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng. Ông Sa cũng không kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề tại trung tâm nên không phát hiện những sai phạm của đơn vị này, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 1 tỷ đồng.

Đối với Bùi Thị Hảo, do thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ quyết toán đã để xảy ra những sai phạm của ông Sa.

Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định còn có một số cán bộ khác có liên quan, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên chỉ đề nghị xử lý hành chính.

Trần Danh

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều