Sau phần trình bày quan điểm tranh luận của vị đại diện Viện Kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố, phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Lâm Thái vào ngày 7-5 tiếp tục với phần tranh luận sôi nổi của các bị cáo, luật sư bào chữa trước khi hội đồng xét xử đi vào phần nghị án.
Sau phần trình bày quan điểm tranh luận của vị đại diện Viện Kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố, phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Lâm Thái vào ngày 7-5 tiếp tục với phần tranh luận sôi nổi của các bị cáo, luật sư bào chữa trước khi hội đồng xét xử đi vào phần nghị án.
Vấn đề được tập trung tranh luận tại tòa là việc xác định lại tội danh mà cơ quan tố tụng đã truy tố các bị cáo. Các luật sư bào chữa cho rằng những cựu quan chức ngành bưu điện bị truy tố tội danh "Cố ý làm trái..." là quá nặng. Nếu có chăng chỉ là hành vi "Thiếu trách nhiệm..." như lời trình bày của luật sư Phạm Thị Ngọt. Theo luật sư Ngọt, thời điểm ký các hợp đồng mua bán thiết bị với Thái, các lãnh đạo bưu điện không ý thức được hành vi mình làm là sai trái, họ không vụ lợi, không lường được hậu quả sẽ xảy ra như thế nào. Nếu biết là sai trái họ đã không làm. Đồng quan điểm trên, luật sư Nguyễn Minh Tâm yêu cầu cơ quan tố tụng chứng minh hành vi cố ý làm trái của các bị cáo. Nếu đã truy tố Thái lừa đảo thì mặc nhiên công nhận các cán bộ bưu điện không cố ý làm trái... Cũng tranh luận về tội danh, các luật sư bào chữa cho Nguyễn Lâm Thái và nhóm các giám đốc công ty "con" làm thuê cho Thái cho rằng, thân chủ mình không lừa đảo. Việc ký hợp đồng mua bán thiết bị, vật tư diễn ra theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, không ép buộc, hàng hóa sử dụng tốt, những hành vi Thái sử dụng chỉ là thủ thuật trong kinh doanh. "Việc Thái có thể lừa đảo một tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam như VNPT, rồi hơn 200 cán bộ thuộc bưu điện 38 tỉnh, thành kéo dài trong 5 năm là không thể chấp nhận được. Nếu có thì phải gọi Thái là siêu lừa và đưa vào kỷ lục guinness...", luật sư Lê Quang Y nhấn mạnh. Luật sư bào chữa cho Nguyễn Lâm Thái còn dẫn chứng bằng thư cảm ơn của các bưu điện gởi cho Thái rồi nói: "Không có tên lừa đảo nào mà lại được bị hại gởi thư cảm ơn như trường hợp này...". Ông cũng cho rằng Thái không phạm tội "Làm, tàng trữ lưu hành giấy tờ có giá giả" vì Thái đã thừa nhận tội trốn thuế.
Một vấn đề khác được các bị cáo và luật sư nhấn mạnh tại phiên tòa là sự công bằng trong hình thức xử lý đối với các cán bộ bưu điện. Theo các luật sư, cùng hành vi sai phạm như nhau, thiệt hại tương tự nhưng chỉ có 33 cán bộ thuộc bưu điện 12 tỉnh bị truy tố trong khi cán bộ 19 bưu điện các tỉnh, thành khác không bị xử lý là không công bằng. "Anh em nào được miễn truy tố thì mừng cho họ. Không phải chúng tôi muốn lôi kéo các anh em vào cùng. Nhưng nếu họ được xem xét xử lý hành chính thì lẽ ra chúng tôi cũng được hưởng. Đây là vấn đề công bằng cần được xem xét...", bị cáo Nguyễn Hoàng Nhân, nguyên Giám đốc Bưu điện Ninh Thuận bức xúc. Giải đáp vấn đề này, trong phần tranh luận của mình trước đó, đại diện VKS cũng cho biết: "Trong vụ án, số đơn vị, cá nhân có sai phạm đông, gần như khắp nước, quá trình điều tra kéo dài, có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành bưu điện. Vì vậy cần phân hóa, cân nhắc có xử lý hình sự và xử lý hành chính một cách phù hợp...". Dù các bị cáo và luật sư bào chữa có những phát biểu tranh luận gay gắt nhưng đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm của mình bởi: "Hầu hết phần đối đáp trở lại của luật sư và các bị cáo không có gì mới. Riêng phần thỉnh cầu, đề nghị của các bị cáo xin để Hội đồng xét xử xem xét...".
Kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử dành cho các bị cáo được quyền nói lời sau cùng trước khi tiến hành nghị án. Theo đó, nhóm giám đốc công ty "con" làm thuê cho Thái và các bị cáo nguyên cán bộ thuế Hà Nội, Trung tâm thẩm định giá Bộ Tài chính xin được xem xét bản án nhẹ để sớm được trở về với gia đình và xã hội. Riêng Nguyễn Lâm Thái dõng dạc: "Nếu không bị quy kết tội danh lừa đảo thì mức án của tôi sẽ không quá 5 năm. Điều này không chỉ có lợi cho tôi mà có lợi cho đất nước vì thế giới nhìn vào sẽ thấy Việt
Sau phần nói lời sau cùng của các bị cáo, phiên tòa bước vào phần nghị án. Đến ngày
Phạm Mai