Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch 01:
Phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh

08:06, 06/06/2007

Báo cáo sơ kết 5 năm công tác phối hợp chỉ đạo thực hiện Nghị quyết liên tịch 01/2001/NQLT giữa Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam và Bộ Công an về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới" của Ban chỉ đạo thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" (ANTQ) của tỉnh cho thấy, thắng lợi của việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Đồng Nai suốt thời gian qua có sự góp phần của công tác phối hợp hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp tại địa bàn dân cư và công tác phối hợp giải quyết kịp thời các "điểm nóng".

Báo cáo sơ kết 5 năm công tác phối hợp chỉ đạo thực hiện Nghị quyết liên tịch 01/2001/NQLT giữa Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam và Bộ Công an về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới" của Ban chỉ đạo thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" (ANTQ) của tỉnh cho thấy, thắng lợi của việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Đồng Nai suốt thời gian qua có sự góp phần của công tác phối hợp hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp tại địa bàn dân cư và công tác phối hợp giải quyết kịp thời các "điểm nóng".

 

* Phối hợp giải quyết nhanh một vụ tranh chấp để kéo dài thành phức tạp

 

Có lẽ đến bây giờ, nhiều người vẫn còn nhớ đến vụ tranh chấp đất ở Trường hạ sĩ quan xe tăng 1 trên địa bàn huyện Long Thành. Vụ này kéo dài 10 năm với những diễn biến phức tạp và dẫn đến chết người, đã nhanh chóng bị bọn xấu đồn thổi lên là "bộ đội giành đất bắn chết dân". Sự việc đã được giải quyết dứt điểm một cách mau chóng ngay sau đó và có kết luận rất cụ thể, rõ ràng. Nhưng không phải ai cũng tường tận.

Do vậy, cũng cần nhắc lại như sau: Khu đất rộng thuộc bãi bắn A2 của Trường hạ sĩ  quan xe tăng 1 nằm trên địa bàn xã Long Đức, giáp An Phước đã bị mấy chục hộ từ nhiều nơi đến bao chiếm cất nhà từ hàng chục năm nay. Lãnh đạo Trường hạ sĩ quan xe tăng 1 cùng chính quyền địa phương đã nhiều lần đến vận động giải tỏa, trả lại đất quốc phòng nhưng những hộ này vẫn trơ lì ra, thậm chí còn xây dựng cả một cơ sở tế tự mang màu sắc tôn giáo. Gặp gỡ để thuyết phục, hòa giải nhiều lần không xong, chính quyền xử lý theo đúng trình tự thủ tục pháp lý là ra quyết định buộc ông Lưu Quốc Phóng (người đứng ra tổ chức cơ sở thờ tự này) phải tự tháo dỡ. Ông Lưu Quốc Phóng không nhận quyết định, tiếp tục vi phạm và ghi vào biên bản với lời lẽ thách thức như: "Tôi không nhận, đang mong các ông đến cưỡng chế". Do đang là thời điểm chuẩn bị diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc, nên UBND huyện Long Thành thống nhất cùng các cơ quan chức năng là sẽ thực hiện phương án cưỡng chế thu hồi đất bãi bắn A2 sau thời điểm "nhạy cảm". Thế nhưng, ngày 18-4-2006, trong lúc một tiểu đội của Trường hạ sĩ quan xe tăng 1 đang triển khai việc dọn bãi để đơn vị tổ chức bắn đạn thật theo kế hoạch hàng năm thì bất ngờ có một đám khoảng 20 người xách gậy gộc, cuốc xẻng ra ngăn cản. Cầm đầu đám người này, ông Lưu Quốc Phóng hạ lệnh đem xăng ra đốt chận đường và đốt cả chiếc xe u-oát. Cán bộ, chiến sĩ nhà trường thấy xe bị đốt, vội chạy xe cứu liền bị đám người này đón đánh, gây thương tích cho 2 chiến sĩ. Rồi họ lao vào cướp súng của vệ binh. Các vệ binh vội lên tiếng cảnh cáo nhưng đám người này vẫn xông vào nên các vệ binh phải bắn nhiều phát chỉ thiên. Thế nhưng đám người này với cuốc xẻng, gậy gộc vẫn hung hãn tấn công. Và để tự vệ, vệ binh buộc lòng phải bắn vào chân của 2 tên quá khích hung hăng xông đến trước. Cuộc tiến công bị chặn đứng lại. Nhưng đám người này kiên quyết không cho bộ đội đưa 2 người bị thương đi cấp cứu. Mãi đến khi họ thấy một người bị thương ngất đi vì máu ra quá nhiều mà không có biện pháp ngăn chặn thích hợp, bộ đội mới đưa được người này đến trạm xá của Trường sĩ quan lục quân 2, nhưng đã quá muộn.

Nghe báo cáo sự việc, lãnh đạo huyện Long Thành và những cơ quan chức năng tức tốc có mặt tại hiện trường và ngay sau đó mời đại diện Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp, Ban giám hiệu Trường hạ sĩ quan xe tăng 1, Ban Dân vận, Ban Nội chính Tỉnh ủy cùng MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể trong huyện họp bàn cách giải quyết để nhanh chóng ổn định tình hình. Chủ tịch UBMTTQ huyện được cử làm tổ trưởng tổ công tác cùng các thành viên là đại diện Hội Cựu chiến binh, công an, quân sự huyện và UBND xã đã trực tiếp xuống địa bàn và gặp từng hộ dân để vận động, thuyết phục. Qua đó, tổ công tác đã kịp thời kiềm chân được một đoàn người đông đảo do Lưu Quốc Phóng xách động kéo đi đòi yêu sách và đòi làm lớn chuyện. Đặc biệt, nhờ phân tích thấu lý đạt tình, tổ công tác đã phân hóa được tên Lưu Quốc Phóng và những hộ dân bị lôi kéo, lợi dụng nên tranh thủ được gia đình người chết thống nhất với tổ công tác những việc làm cần thiết để khắc phục hậu quả đã xảy ra. Thế là "điểm nóng" mà Lưu Quốc Phóng lợi dụng quyền tự do dân chủ, lợi dụng màu sắc tôn giáo định thổi bùng lên bằng chính cái chết của một người dân nhẹ dạ do chính y gây ra đã bị dập tắt. Và việc cưỡng chế thu hồi đất quốc phòng do Lưu Quốc Phóng chiếm giữ đã thực hiện đạt kết quả.

Vụ việc này đã được UBMTTQ huyện Long Thành rút những bài học kinh nghiệm quý giá: "Đó là thực hiện tốt việc phối hợp trong công tác dân vận, vận động gia đình và giáo dục, thuyết phục, giải thích... sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để phân hóa đối với từng loại đối tượng để họ thấy được những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật nhằm ổn định tình hình".

 

* Giải tỏa thêm một vụ phản ứng nghiêm trọng

 

Trước đó, ở ấp Dốc Mơ (xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất) cũng đã xảy ra một vụ việc khá là phức tạp. Sáng ngày 22-10-2004, cơ quan Thi hành án đến nhà ông Nguyễn Văn Hóa (một cơ sở sửa chữa nông cơ) ở ấp Dốc Mơ để trao đổi về việc thực thi bản án dân sự đã có hiệu lực thì tá hỏa vì thấy 4 tấm băng rôn treo cao với nội dung phản đối cơ quan pháp luật đã xử ép ông trong một vụ kiện. Và căng thẳng hơn nữa là cả nhà ông Hóa đang ngồi quanh một đống củi với 4 can xăng to đùng. Sự việc lạ kỳ này đã thu hút đông đảo người dân Gia Tân 1 và Gia Tân 2 kéo đến xem làm ách tắc lưu thông tại đoạn đường trên quốc lộ 20.

Được tin báo, UBMTTQ huyện Thống Nhất phối hợp với các tổ chức, đoàn thể liền xuống ngay địa bàn để tìm hiểu thực hư. Thì ra, vào năm 2002, ông Hóa đồng ý bán nhà và đất cho ông Huỳnh Văn Hùng (ở ấp Đức Long, xã Gia Tân 2) với giá 60.000 USD. Ông Hùng đặt cọc 10.000 USD. Nhưng chỉ 3 ngày sau, ông Hóa thay đổi ý định không chịu bán. Ông Hùng yêu cầu ông Hóa phải trả gấp đôi tiền đặt cọc. Ông Hóa chỉ đồng ý trả tiền gốc là 10.000 USD cộng với lãi suất theo quy định của ngân hàng. Ông Hùng không chịu và khởi kiện. Sau mấy lần hòa giải không thành, hồ sơ vụ kiện được chuyển lên Tòa án nhân dân (TAND) huyện. TAND huyện Thống Nhất đã xử sơ thẩm và ra phán quyết là ông Hóa phải trả ông Hùng gấp đôi số tiền đã đặt cọc. Ông Hóa tiếp tục khiếu kiện. TAND tỉnh xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm. Không đồng ý, ông Hóa lại đi khiếu kiện ở nhiều nơi nhưng không được xem xét giải quyết. Phẫn chí, ông cùng cả nhà quyết định tự thiêu "để phản đối việc các cơ quan pháp luật hùa nhau xử ép" ông. Sau khi tiếp cận được với ông Hóa và nghe ông trình bày nguyên nhân cũng như yêu sách đặt ra, tổ công tác do MTTQ huyện dẫn đầu đã cho giải tán đám đông đang tụ tập gây nghẹt đường và thực hiện phương châm "kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về phương pháp, linh hoạt trong hình thức" để đàm phán với gia đình ông Nguyễn Văn Hóa từ bỏ ý định "nổi lửa" tự thiêu, thu dọn băng rôn và đồng ý đến UBND xã Gia Tân 1 để làm việc. Tình trạng ùn tắc giao thông đã nhanh chóng được vãn hồi...

 

* Tùm lum nạn tranh chấp

 

Đây chỉ là vài vụ tiêu biểu. Trong thực tế ở địa bàn phát triển mạnh như Đồng Nai, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện có diễn biến phức tạp đã xảy ra khá nhiều. Chỉ trên lĩnh vực an ninh nông thôn cũng có thể dễ dàng nhận ra hàng loạt vụ khiếu kiện tập thể, như: Nông trường Sông Ray, 31 hộ dân ở xã Núi Tượng, 49 hộ dân ở xã Hiệp Phước, xã Xuân Tâm, Trường bắn 109 Bộ Quốc phòng... hay nổi cộm như những vụ khiếu kiện việc giải tỏa đất lấn chiếm và xây dựng nhà trái phép của 206 hộ dân tại KP9, phường Tân Phong; 26 hộ dân ở KP4, phường Tam Hiệp; 12 gia đình tạm trú trên khu đất của Công ty giống cây trồng Đồng Nai... Đặc biệt, ì xèo nhất là nạn đình công, lãn công ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ tính trong năm 2006 và quý 1-2007, trên địa bàn tỉnh đã có 128 vụ đình công, lãn công của 127.070 công nhân. Trong đó, đáng chú ý là vụ 235 công nhân tại Công ty Meywa (Nhật Bản) lãn công kéo dài nhiều giờ để phản đối việc tăng lương thường niên sai luật. Hoặc vụ 1.500 lượt công nhân của Công ty Splendour (Đài Loan) đòi công ty giữ đúng lời hứa tăng lương, phát tiền thưởng, giảm giờ làm và không được đối xử thô bạo với công nhân. Hầu hết những vụ đình công, lãn công này đều được giải quyết ổn thỏa, nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất và giúp công nhân lấy lại được quyền lợi chính đáng của mình, nhờ có sự vào cuộc kịp thời của lực lượng công an phối hợp cùng MTTQ và các ngành chức năng.

Đại tá Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Công an tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ đạo thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" của tỉnh có nhận xét: "Thông qua thực hiện Nghị quyết liên tịch 01, lực lượng công an, MTTQ và các tổ chức thành viên được xây dựng ngày càng vững mạnh hơn, thực sự là nòng cốt, là chỗ dựa cho quần chúng tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc".

B.T

 

Tin xem nhiều