Báo Đồng Nai điện tử
En

Xây dựng những "pháo đài" ngăn chặn hiểm họa AIDS

10:03, 27/03/2007

Đến nay, Đồng Nai đã xây dựng được 9 khu công nhân lao động (CNLĐ) không có ma túy và các tệ nạn xã hội khác tại các địa bàn tập trung đông người lao động nhập cư. Qua thường xuyên theo dõi và nhiều lần phối hợp khảo sát của các cơ quan chức năng đã rút ra được kết quả đáng mừng là: "Chưa phát hiện được công nhân nào vi phạm tệ nạn ma túy, mại dâm". Còn chuyện thường xảy ra ở những khu cư xá, nhà trọ công nhân như: cự cãi gây mất trật tự, nạn ăn cắp vặt... cũng đã giảm hẳn.

Ký kết xây dựng khu công nhân lao động Công ty Việt Vinh không có tệ nạn xã hội.

Đến nay, Đồng Nai đã xây dựng được 9 khu công nhân lao động (CNLĐ) không có ma túy và các tệ nạn xã hội khác tại các địa bàn tập trung đông người lao động nhập cư. Qua thường xuyên theo dõi và nhiều lần phối hợp khảo sát của các cơ quan chức năng đã rút ra được kết quả đáng mừng là: "Chưa phát hiện được công nhân nào vi phạm tệ nạn ma túy, mại dâm". Còn chuyện thường xảy ra ở những khu cư xá, nhà trọ công nhân như: cự cãi gây mất trật tự, nạn ăn cắp vặt... cũng đã giảm hẳn.

 

Bà Phạm Thị Kim Thanh, Trưởng ban Tuyên giáo của Liên đoàn Lao động tỉnh, người được giao nhiệm vụ tổ chức, tuyên truyền, vận động xây dựng các khu CNLĐ không có ma túy và các tệ nạn xã hội khác ở Đồng Nai phấn khởi cho biết: "Qua xây dựng 9 khu CNLĐ không có ma túy và các tê nạn xã hội  khác đã cho thấy là nhận thức của công nhân, người lao động ở đây về công tác phòng chống các tệ nạn xã hội nhằm ngăn chặn hiểm họa HIV/AIDS giờ đây đã rõ ràng hơn. Họ đã tự giác tham gia ký kết trách nhiệm. Đáng mừng hơn nữa là có một số công nhân của Công ty Pouchen nằm ngoài khu CNLĐ không có ma túy và các tệ nạn xã hội khác biết được việc làm hữu ích này đã đến sinh hoạt, nghe tuyên truyền và xin được ký cam kết trách nhiệm không dính vào các tệ nạn xã hội. Một kết quả lớn hơn nữa là những nơi xây dựng khu CNLĐ không có ma túy và các tệ nạn xã hội khác đã thu hút được sự chú ý, đồng tình ủng hộ của nhân dân và cấp ủy, chính quyền sở tại, tạo tiếng nói chung trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội tại địa phương".

Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thu hút trên 5.000 nhà máy, xí nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ 32 quốc gia, vùng lãnh thổ đang hoạt động ở 22 khu công nghiệp tập trung. Toàn bộ các cơ sở sản xuất này đã thu hút trên 300 ngàn lao động, trong đó có tới 50% lao động ở các tỉnh, thành trong cả nước đến làm ăn, sinh sống. Phần lớn số lao động này còn trẻ phải thuê nhà ở trọ và không có sự quản lý, giám hộ của gia đình, người thân. Bên cạnh đó, bọn tội phạm từ các nơi cũng lợi dụng trà trộn, cư trú trái phép, rủ rê người lao động xa nhà sa vào các cạm bẫy. Xác định những khu vực sinh sống tập trung của người lao động nhập cư là mảnh đất lý tưởng cho các tệ nạn xã hội dễ dàng xâm nhập và là điểm có nguy cơ cao trong việc gieo rắc hiểm họa HIV/AIDS nên Tỉnh ủy, các cấp chính quyền và các ngành chức năng hết sức quan tâm đến việc ngăn chặn các loại tệ nạn xã hội và bảo vệ người lao động.

Bà Phạm Thị Kim Thanh cho biết, tuy có sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự nhất trí của Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhưng việc vận động xây dựng khu CNLĐ không có ma túy và các tệ nạn xã hội khác không phải dễ dàng gì. Trước hết phải xác định địa bàn xây dựng khu CNLĐ là nơi có đông người lao động nhập cư với tình hình xã hội phức tạp. Tiếp đó là làm việc với chủ sử dụng lao động để thuyết phục họ ủng hộ việc xây dựng khu CNLĐ không có ma túy và tệ nạn xã hội, vì bảo vệ được công nhân lao động cũng chính là bảo vệ lợi ích của họ trong việc bảo đảm nguồn lực sản xuất. Được sự đồng tình ủng hộ của ban giám đốc công ty, lại phải làm việc với công đoàn, đại diện công nhân nhà trọ, chủ nhà trọ và chính quyền sở tại. Sau đó lập ban chỉ đạo và mở hội nghị xây dựng khu CNLĐ không có ma túy và tệ nạn xã hội. Tại lễ ra mắt còn có phần ký cam kết thực hiện của chủ sử dụng lao động với đại diện công đoàn, công đoàn ký cam kết với đại diện công nhân lao động... Liên đoàn Lao động tỉnh còn phải hướng dẫn quy chế hoạt động và thường xuyên cử cán bộ xuống sinh  hoạt, cung cấp tài liệu tuyên truyền về công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS...

Thí điểm xây dựng mô hình khu CNLĐ không có ma túy và tệ nạn xã hội ở Công ty Pouchen do Đài Loan đầu tư, chuyên sản xuất giày da xuất khẩu ở xã Hóa An (TP. Biên Hòa ) với 150 lao động tập trung. Tiếp đó là Cư xá khu CNLĐ Công ty đường Biên Hòa, Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa và Công ty Changshin (của Hàn Quốc, ở huyện Vĩnh Cửu). Dần dần mở rộng ra Công ty Việt Vinh, Công ty Vedan, Liên doanh Phú Đông, Công ty Hualon, Công ty TPC Vina. Và mới nhất là khu CNLĐ không có ma túy và các tệ nạn xã hội trên địa bàn xã Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch). Đây là mô hình mới có sức thu hút cao với 428 công nhân của 28 công ty, xí nghiệp khác nhau sống trong các nhà trọ trên địa bàn. Điều này rất khác với các khu CNLĐ của Công ty Hualon hoặc Vedan có số CNLĐ tập trung từ 800 đến 2.000 người.

Lê Biên Hùng

 

Tin xem nhiều