Bộ Công an vừa trả lời ý kiến người dân về thắc mắc hành vi như thế nào được coi là bạo hành đối với trẻ em cũng như một số chế tài liên quan.
Theo Bộ Công an, tại khoản 5, Điều 4, Luật Trẻ em năm 2016 nêu rõ, xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. Ngoài ra, tại khoản 6, Điều 4, Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định chi tiết về hành vi bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em.
Quyền trẻ em là một chế định đã được ghi nhận tại khoản 1, Điều 37, Hiến pháp năm 2013, cụ thể: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Hành vi bạo lực trẻ em đã bị nghiêm cấm nên hành vi bạo lực trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi bạo lực trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Minh Thành
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin