Báo Đồng Nai điện tử
En

Cô Năm “bánh canh” ở Phú Hội

12:06, 16/06/2012

Nhiều người dân ở xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch đều biết tiếng cô Năm “bánh canh” vì gia đình cô làm nghề này lâu năm nhất ở đây. Món bánh canh cá lóc ăn kèm rau đắng do cô nấu vừa ngon vừa rẻ, chỉ 12 ngàn đồng/tô nên dù quán ăn nằm trong hẻm nhỏ vẫn thu hút rất đông khách hàng.

Nhiều người dân ở xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch đều biết tiếng cô Năm “bánh canh” vì gia đình cô làm nghề này lâu năm nhất ở đây. Món bánh canh cá lóc ăn kèm rau đắng do cô nấu vừa ngon vừa rẻ, chỉ 12 ngàn đồng/tô nên dù quán ăn nằm trong hẻm nhỏ vẫn thu hút rất đông khách hàng. Trung bình mỗi ngày chỉ mở cửa vào 2 buổi sáng, trưa, quán cô Năm bán khoảng 25kg bánh canh. Nét đặc trưng của món bánh canh cá lóc ở Phú Hội là nấu bằng sợi bánh canh tươi làm từ bột gạo.

Gia đình cô Năm đã giữ nghề làm và nấu bánh canh cá lóc mấy chục năm qua.
Gia đình cô Năm đã giữ nghề làm và nấu bánh canh cá lóc mấy chục năm qua.

Trước đây, gánh bánh canh của mẹ cô Năm đã rong ruổi khắp các thôn xóm của xứ này. Mẹ cô còn mở lò làm sợi bánh canh bỏ mối cho nhiều nơi bán lẻ. Lò làm sợi bánh và nồi bánh canh của mẹ cô Năm đã nuôi 8 người con khôn lớn. Cô Năm được mẹ truyền nghề làm và nấu bánh canh. Đến nay, ở tuổi 55, cô vẫn giữ nghề và tiếp tục truyền dạy lại cho các con của mình. Bánh canh cá lóc giờ nhiều nơi bán. Mối lấy sợi bánh canh của cô Năm cũng ngày càng đông, không chỉ ở huyện Nhơn Trạch mà nhiều khách ở huyện Long Thành cũng đến đặt hàng. Trung bình mỗi ngày, lò bánh của cô cung cấp ra thị trường từ 50-70 kg sợi bánh canh.

Ngày nay, lò bánh của cô Năm được đầu tư thêm nhiều máy móc hiện đại nhưng cô vẫn tự ngâm gạo, xay bột với nhiều công đoạn chế biến đều bằng thủ công. Mấy mươi năm làm nghề, cô Năm vẫn chăm chút, cẩn thận trong công việc của mình để giữ tiếng thơm cho nghề truyền thống của gia đình đã tồn tại mấy chục năm qua.

Bình Nguyên


  

 

Tin xem nhiều