Chưa khi nào người chăn nuôi heo nhỏ lẻ ở Đồng Nai lại rơi vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Bởi heo bị dịch bệnh chết hàng loạt khiến nhiều hộ trắng tay và còn khoản nợ ngân hàng chưa biết khi nào trả được.
Chưa khi nào người chăn nuôi heo nhỏ lẻ ở Đồng Nai lại rơi vào tình cảnh khốn khó như hiện nay. Bởi heo bị dịch bệnh chết hàng loạt khiến nhiều hộ trắng tay và còn khoản nợ ngân hàng chưa biết khi nào trả được.
* Trắng tay
Ông Phạm Văn Đạo ở ấp 3, xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu), nơi bùng phát ổ dịch heo tai xanh đầu tiên của tỉnh, nói: "Toàn bộ nhà cửa, đất đai tôi đều thế chấp ngân hàng để vay vốn đầu tư cho đàn heo nái, heo thịt hơn trăm con. Vào cuối tháng 7-2010, dịch heo tai xanh bùng phát ở Vĩnh Tân, đàn heo của tôi bị dịch bệnh phải tiêu hủy gần hết. Coi như vốn liếng hơn 10 năm tích cóp đổ vào chăn nuôi giờ mất sạch. Lo nhất là khoản nợ 350 triệu đồng ở ngân hàng với lãi suất 5 triệu đồng/tháng, chưa biết làm gì ra tiền để trả. Nếu dịch kéo dài, không chăn nuôi trở lại, gia đình tôi không biết có giữ nổi nhà đất để ở!".
Bà Đặng Thị Khúc ở ấp 3, xã Vĩnh Tân, cho biết: "Gia đình tôi nuôi gần 100 con heo, gồm cả heo nái lẫn heo thịt. Giữa tháng 7-2010, thấy heo của các hộ trong ấp bị bệnh chết nhiều, tôi đã bán chạy 30 con heo thịt chỉ được 15 ngàn đồng/kg, số còn lại để chăm sóc chờ giá tăng sẽ bán, nhưng không may đàn heo bị bệnh phải tiêu hủy gần hết, khiến gia đình tôi trắng tay. Thời gian qua để có tiền mua cám, đầu tư nâng cấp chuồng trại tôi phải vay của ngân hàng 100 triệu đồng. Nay chỉ mong tỉnh sớm hỗ trợ số heo bị tiêu hủy để tôi trả bớt nợ ngân hàng, giảm tiền lãi hàng tháng".
Không chỉ riêng trường hợp của ông Đạo, bà Khúc, toàn tỉnh có hàng ngàn hộ dân đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất do dịch heo tai xanh.
* Chờ hỗ trợ để tái đàn
Hiện nay, Đồng Nai đã có 11 xã của 6 huyện và TX.Long Khánh công bố dịch heo tai xanh và dịch vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Số heo bị bệnh phải tiêu hủy đến ngày Theo Quyết định 2247 của UBND tỉnh, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi heo khi phát hiện heo nhiễm bệnh phải báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để được hướng dẫn tiêu hủy nhằm khống chế lây lan nấm bệnh. Việc tiêu hủy heo phải có biên bản giám sát của đại diện Ban chỉ đạo phòng chống dịch hại vật nuôi và cây trồng cấp huyện. Biên bản tiêu hủy phải có đủ chữ ký của hộ chăn nuôi heo bị tiêu hủy, cán bộ thú y cấp huyện và đại diện ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện, xã, phường. Mức hỗ trợ là 25 ngàn đồng/kg heo hơi (không phân biệt loại heo). Định mức hỗ trợ này áp dụng từ ngày
Ông Lại Việt Phái, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân cho hay: "Xã có khoảng 230 hộ có heo bệnh phải tiêu hủy, các hộ này đa số phải vay vốn từ ngân hàng để đầu tư cho chăn nuôi nên heo bị dịch phải tiêu hủy gặp rất nhiều khó khăn. Hiện xã đang đề nghị huyện can thiệp với ngân hàng, cho những hộ có heo tiêu hủy nhiều được giãn nợ. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời, người dân rất mong sớm nhận được tiền hỗ trợ để đầu tư chăn nuôi lại mới có cơ hội thanh toán được mọi nợ nần". Bà Đỗ Thị Ngọc Châu, Phó chủ tịch UBND xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom) nói: "Toàn xã có hơn 2 ngàn con heo phải tiêu hủy, phần lớn rơi vào các hộ nuôi nhỏ lẻ điều kiện khó khăn phải vay vốn ngân hàng hoặc bên ngoài để chăn nuôi. Do đó, các hộ có heo bị tiêu hủy đang chờ hỗ trợ của Nhà nước từng ngày để chăn nuôi lại".
Ngày 31-8-2010, UBND tỉnh đã có Quyết định 2247 hỗ trợ 25 ngàn đồng/kg heo hơi cho những hộ có heo bệnh phải tiêu hủy, nhưng cho đến ngày 12-9, nhiều xã vẫn chưa nắm được chính sách này để phổ biến cho người chăn nuôi có heo bị tiêu hủy biết nhằm giảm bớt sự lo lắng.
H.Giang