Trước đây, gia đình anh Ngô Mạnh Hoàng (sinh năm 1964) và chị Hồ Thị Ngọc Bích (sinh năm 1967) từng là một hộ nghèo ở ấp 1, xã Phú Hòa. Thế nhưng, chỉ sau 2 năm được hỗ trợ bằng đồng vốn xóa đói giảm nghèo, anh chị đã áp dụng mô hình nuôi gà đẻ và ấp trứng bằng máy đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, gia đình anh chị không những đã thoát nghèo bền vững, mà còn trở nên khá giả...
Trước đây, gia đình anh Ngô Mạnh Hoàng (sinh năm 1964) và chị Hồ Thị Ngọc Bích (sinh năm 1967) từng là một hộ nghèo ở ấp 1, xã Phú Hòa. Thế nhưng, chỉ sau 2 năm được hỗ trợ bằng đồng vốn xóa đói giảm nghèo, anh chị đã áp dụng mô hình nuôi gà đẻ và ấp trứng bằng máy đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, gia đình anh chị không những đã thoát nghèo bền vững, mà còn trở nên khá giả...
Quê gốc ở Hà
Thế rồi trong lần đầu tiên được hỗ trợ 4 triệu đồng vốn từ chương trình giảm nghèo, anh chị đã đầu tư vào chăn nuôi heo với 5 con heo thịt và 1 heo nái. Do không biết cách chăm sóc và phòng bệnh, nên lứa heo đầu anh chị chăn nuôi đã bị dịch bệnh chết hết. Không nản chí với thất bại này, anh chị cố gắng tiết kiệm chi tiêu, vay mượn thêm người thân trả nợ cũ và lần lượt vay nợ mới 6 triệu đồng, rồi 8 triệu đồng để đầu tư vào chăn nuôi heo. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng việc nuôi heo cũng không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, nên anh Hoàng đã bàn với chị Bích chuyển hướng sang nuôi gà thả vườn. Từ nuôi gà thịt bước đầu có hiệu quả, anh chị đã tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi gà đẻ, gà ấp trứng, rồi mạnh dạn đầu tư mở rộng chuồng trại, phát triển theo hướng này. Để có con giống nuôi, anh chị dành dụm vốn từ hai đến ba tháng một lần mua lần lượt từ 10 - 20 con gà con về nuôi. Cứ như thế dần dần đàn gà trong chuồng của anh chị tăng lên.
Từ khi chuyển sang nuôi gà ấp trứng để bán giống, qua thực tế sản xuất, anh Hoàng nhận thấy tỷ lệ gà ấp tự nhiên đạt không cao, số lượng gà con bán ra không nhiều. Anh nghĩ, muốn tăng tỷ lệ gà con sau khi ấp, cũng như muốn phát triển số lượng nhiều, đòi hỏi phải đầu tư khoa học kỹ thuật, trang bị thêm máy móc phù hợp thì mới phát triển được. Sau thời gian dài dành dụm và vay thêm vốn từ ngân hàng, qua một người bạn, anh Hoàng đã bỏ công lặn lội về tận quê ngoài Bắc để mua một cái máy ấp trứng trị giá 5 triệu đồng và một chiếc máy nổ gần 13 triệu đồng phục vụ cho việc ấp trứng. Từ đó, với chiếc máy này, anh chị đã có thể cho ấp được một mẻ 100 trứng/tuần, tỷ lệ gà con sau khi ấp đạt từ 70-80%. Với giá bán 14 ngàn đồng/con gà con hơn 2 tuần tuổi và 17 ngàn đồng/gà con 3 tuần tuổi... đã đem lại cho gia đình anh chị một nguồn thu nhập đáng kể.
Chị Hồ Thị Ngọc Bích chia sẻ kinh nghiệm: “Khi gầy gà giống bố mẹ thì phải theo dõi. Nếu gà đẻ trứng, mình phải theo dõi cả con trống nữa, vì con trống đạt thì gà mái mới đẻ trứng đều. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào thời tiết, nếu trời nóng thì gà đẻ không đạt. Sau khi ấp, mình cũng phải theo dõi gà con từ khi xuống ổ cho tới khi xuất bán”.
Điểm hay của mô hình nuôi gà ấp trứng của gia đình anh Hoàng, chị Bích là vợ chồng anh chị chỉ tuyển chọn các loại gà giống tốt để làm gà đẻ nên trứng ấp có chất lượng, gà con khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Hiện trong vườn nhà anh chị có tất cả 5 ô chuồng nuôi gà mái đẻ rộng thoáng, mỗi ô gồm 15 gà mái và 1 gà trống, cung cấp hơn 20 quả trứng/ngày. Trung bình mỗi tuần, gia đình anh chị có 1 mẻ ấp với 100 -120 trứng, sau 20 ngày sẽ nở từ 70 - 80 gà con cung cấp cho thị trường. Thu nhập từ nuôi gà của gia đình anh mỗi năm sau khi trừ chi phí còn lại từ 20 - 25 triệu đồng. Anh chị cho biết, nuôi gà khá nhàn, tốn ít thời gian, nên những lúc rảnh rỗi, anh chị còn làm thêm nhiều công việc khác để tăng thu nhập.
Nhờ cần cù lao động, cộng với biết tiết kiệm trong chi tiêu, nên mới đây gia đình anh Hoàng đã xây được một căn nhà mới khang trang, kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Ông Lê Văn Hồng, Phó chủ tịch UBND xã Phú Hòa, Trưởng ban giảm nghèo của xã cho biết: “Hộ anh Hoàng, chị Bích trước đây khó khăn lắm. Nhờ được bạn bè giúp đỡ, cộng thêm tiền vay hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo, anh chị đã đầu tư, phát triển mô hình gà đẻ và ấp trứng, cung cấp con giống đảm bảo cho bà con trong ấp chăn nuôi. Năm 2008, gia đình anh Hoàng đã xin ra khỏi diện hộ nghèo của xã. Hiện nay, anh chị không chỉ đã thoát nghèo, mà còn bán con giống trả chậm cho các hộ khó khăn khác trong xóm để giúp các hộ này có điều kiện phát triển chăn nuôi thoát nghèo”.
Anh Thơi