Anh Nguyễn Sơn - chủ cơ sở nuôi trăn ở số 7/9 đường DT 743, ấp Bình Quới, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, Bình Dương - nhiều năm qua thường có những đơn đặt hàng mua da trăn xuất khẩu sang các nước Á - Âu. Trại trăn của anh hiện nuôi gần 1.500 con trăn đủ cỡ loại. Trong số đó, có 200 con trăn đang đẻ, 50 con trăn giống.
Anh Nguyễn Sơn - chủ cơ sở nuôi trăn ở số 7/9 đường DT 743, ấp Bình Quới, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, Bình Dương - nhiều năm qua thường có những đơn đặt hàng mua da trăn xuất khẩu sang các nước Á - Âu. Trại trăn của anh hiện nuôi gần 1.500 con trăn đủ cỡ loại. Trong số đó, có 200 con trăn đang đẻ, 50 con trăn giống.
Anh cho biết, giống trăn đất lớn con, dễ nuôi và đẻ sai. Trăn gấm có giá trị hơn trăn đất vì dễ xuất khẩu. Nhiều chuồng được xây chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích trại. Anh chia sẻ: "Nuôi trăn phải nhớ 5 điều: Trăn đực và trăn cái phải nhốt riêng; trăn nuôi chung phải cùng lứa để không cắn nhau; trăn cái đã phối giống phải nhốt riêng để trăn ấp trứng; tuyệt đối không được thiếu nước uống cho trăn; thường xuyên tắm trăn hàng ngày. Mỗi tháng cho trăn ăn từ hai, đến ba lần. Lượng thức ăn cho trăn phải tương xứng với trọng lượng từng con (bằng 2/10 trọng lượng trăn)".
Người nuôi trăn nên lưu ý mỗi khi đưa tay vào chuồng bắt trăn:
Trại trăn của anh còn cung cấp trăn giống cho các cơ sở nuôi trăn trong cả nước. Ngoài da trăn (chiều dài trên 1 mét) được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông và Ý, trại trăn anh Sơn còn sản xuất những sản phẩm như mỡ trăn, mật trăn và cao trăn. Anh Nguyễn Sơn mong muốn mở rộng mặt bằng trại nuôi trăn và trang bị thêm những thiết bị cần thiết để tăng sản lượng da trăn sơ chế dành cho xuất khẩu.
Mỹ Phương