Vừa qua, có dịp về các huyện, Người Nông thôn (NNT) tui thấy nhiều bà con nông dân than:
Vừa qua, có dịp về các huyện, Người Nông thôn (NNT) tui thấy nhiều bà con nông dân than:
- Vụ hè-thu này, người trồng lúa sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như: chi phí đầu vào tăng cao, năng suất và giá lúa lại quá thấp. Nếu giá lúa chỉ hơn 3 ngàn đồng/kg như hiện nay thì nông dân cầm chắc thua lỗ.
Nghe vậy, NNT tui nói:
- Lúa hè-thu trà chính và muộn phải gần 2 tháng nữa mới thu hoạch, từ nay đến đó giá cả còn nhiều thay đổi. Hiện Nhà nước đã đưa ra giá bao tiêu lúa cho nông dân thấp nhất là 3.500 đồng/kg, như vậy nông dân mình bớt lo?
- Sao lại không lo, giá Nhà nước đưa ra là giá mua lúa khô, còn nông dân tụi tui chủ yếu là bán lúa tươi. Vì vào mùa mưa, lúa chín thu hoạch xong không phơi được nên giá rẻ mấy cũng phải bán, chứ để lại sẽ hư hết. Nhiều hộ còn lo giá lúa rẻ cũng không bán được, do thương lái chỉ mua đủ số lượng họ có thể sấy.
- NNT tui thấy đầu tư một chiếc máy sấy và nhà đặt máy chỉ hết khoảng 25-30 triệu đồng. Trong khi mỗi ngày, máy sấy có thể sấy khô 10-15 tấn nông sản. Nếu vài hộ hợp lại với nhau mua một chiếc máy sấy thì không còn phải lo đến việc phải bán lúa tươi với giá thấp. Bên cạnh đó, lúa sấy khô rồi, giá rẻ bà con mình có thể tích lại đó đợi khi nào giá tăng trở lại sẽ bán ra, như vậy sẽ bớt thiệt thòi...
Hiện tỉnh đang triển khai cho vay vốn theo Quyết định 2213 của Chính phủ, nếu nông dân hợp lại thành lập tổ vay vốn để vay tiền ngân hàng mua máy sấy sẽ được hỗ trợ lãi suất 100%. Máy sấy hiện nay công dụng đa dạng, ngoài sấy lúa bà con có thể tận dụng sấy bắp, tiêu, cà phê, đậu... nên sau khi sấy xong lúa của các hộ trong tổ, có thể sấy thuê cho các hộ khác. Thực tế, một số câu lạc bộ ở huyện Xuân Lộc đã vay vốn hỗ trợ lãi suất để mua máy sấy và kết quả ngoài sấy nông sản cho các thành viên trong CLB họ còn sấy thuê được cho nhiều hộ khác nên chỉ sau 2 năm đã thu hồi vốn.
Người Nông Thôn