"Có một lần đến tiệm thuốc nam để cắt thuốc thì được lương y khuyên về dùng nhiều trái khổ qua sẽ tốt cho bệnh của tôi. Ngoài ra ông ấy còn tư vấn cho tác dụng của lá và trái khổ qua có thể chữa được rất nhiều loại bệnh như: sốt nóng mất nước, mụn nhọt, bệnh đường huyết, thanh giải nhiệt...
"Có một lần đến tiệm thuốc nam để cắt thuốc thì được lương y khuyên về dùng nhiều trái khổ qua sẽ tốt cho bệnh của tôi. Ngoài ra ông ấy còn tư vấn cho tác dụng của lá và trái khổ qua có thể chữa được rất nhiều loại bệnh như: sốt nóng mất nước, mụn nhọt, bệnh đường huyết, thanh giải nhiệt... nhưng phải là giống khổ qua địa phương mới tốt vì có vị đắng hơn so với khổ qua trắng thường thấy bán ngoài chợ. Gia đình tôi trồng 2 sào rau ăn trái, trong đó có khoảng 1 sào khổ qua trắng, nhưng quả thực lúc cần đi mua loại khổ qua địa phương thật là khó. Và rồi tôi quyết định chuyển 1 nửa diện tích trồng khổ qua trắng sang khổ qua địa phương. Về hiệu quả kinh tế thì khổ qua trắng cao hơn, nhưng tôi chỉ nghĩ mình vừa bán rau lại bán được cả thuốc nữa, có thể ở đâu đó cũng có nhiều người cần loại khổ qua này để chữa bệnh" - đó là câu chuyện về trồng rau của anh Nguyễn Văn Vĩnh ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc.
Anh Vĩnh cũng cho biết thêm giống khổ qua trắng do hạt mua được từ các công ty chuyên sản xuất giống nên tỷ lệ nảy mầm rất cao, dễ trồng và cây phát triển khá mạnh. Với khổ qua địa phương (thường gọi là khổ qua xanh) thì giống tự lo nên cây phát triển yếu hơn, năng suất không cao chỉ đạt khoảng 2 tấn/sào, bằng 2/3 so với khổ qua trắng. Khổ qua xanh trái nhỏ, vỏ mỏng, giá lại cao hơn khổ qua trắng từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, vì thế ít người mua. Đây cũng chính là nguyên nhân mà loại khổ qua có công dụng vừa làm rau vừa làm thuốc vắng bóng trên thị trường. Riêng anh Vĩnh mỗi năm trồng 2 vụ khổ qua xanh cho thu nhập gần 10 triệu đồng.
Quốc Khánh