Một trong những tiêu chí đối với việc xây dựng đề án nông thôn mới (NTM), đó là tất cả các xã NTM đều phải có hệ thống thủy lợi, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tại Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quy hoạch 147 dự án thủy lợi. Tuy nhiên, chỉ duy nhất có trạm bơm thủy luân (BTL) ở Định Quán được xem là hiện đại, mang tính đột phá...
Một trong những tiêu chí đối với việc xây dựng đề án nông thôn mới (NTM), đó là tất cả các xã NTM đều phải có hệ thống thủy lợi, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tại Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quy hoạch 147 dự án thủy lợi. Tuy nhiên, chỉ duy nhất có trạm bơm thủy luân (BTL) ở Định Quán được xem là hiện đại, mang tính đột phá...
* Đáp ứng nhu cầu thực tế
Ông Lê Đăng Chính, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Điện Biên, đơn vị tư vấn dự án trạm bơm thủy luân tại ấp 7, xã Phú Tân cho biết, qua nhiều lần khảo sát dọc tuyến sông Đồng Nai từ thượng nguồn (cao trình 130) xuống hạ nguồn (cao trình 64), nơi tiếp giáp lòng hồ Trị An. Sự chênh lệch cao trình trên sông Đồng Nai là điều kiện để xây dựng công trình BTL. Dọc sông Đồng Nai có nhiều khu vực thác đổ, đều có thể xây dựng loại hình thủy lợi này. Riêng tại thác Thượng, qua tính toán mực nước vào mùa khô, trạm thủy luân sẽ cung cấp nước 24 giờ trong ngày để tưới tiêu cho trên 300 hécta cây trồng thuộc ấp 7, ấp 3 (xã Phú Tân) và ấp Suối Soong 1 của xã Phú Vinh. Lợi thế của trạm BTL là sử dụng phương pháp dùng tua-bin đẩy nước từ dưới lên cao mà không sử dụng các nguồn năng lượng khác như dầu, xăng, điện. Tại một số tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình đều đã có trạm BTL hoạt động rất hiệu quả. Còn ở phía
Theo thiết kế, BTL được đặt trong bể hút dưới lòng sông. Từ đây, nước được đưa lên bể tháo, rồi truyền đi 5 đường ống nhánh dẫn vào khu vực sản xuất. Tổng chiều dài các tuyến đường ống mà trạm BTL cung cấp nước, dài khoảng 16 ngàn mét. Tại mỗi khu vực sản xuất đều có vòi khóa, mở nước, nông dân có thể điều tiết nước trong vườn nhà mình qua hệ thống dẫn nước được thiết kế trên những diện tích đất canh tác. Toàn bộ kinh phí xây dựng trạm BTL chỉ tốn khoảng 20 tỷ đồng, gồm vốn xây dựng hơn 16 tỷ đồng, phần còn lại là chi phí thiết bị. Trong khi đó, kinh phí đầu tư một trạm bơm điện thường cao hơn. Chẳng hạn như trạm bơm điện Ba Giọt chuẩn bị đưa vào sử dụng (cũng ở xã Phú Tân, huyện Định Quán), kinh phí xây lắp gần 50 tỷ đồng. Đáng kể là hàng tháng Nhà nước phải trả tiền điện trong suốt thời gian trạm bơm hoạt động.
Hiện nay, hồ sơ pháp lý và những thủ tục liên quan về dự án trạm BTL đang trong giai đoạn hoàn tất. Nếu không có gì trục trặc, dự án này sẽ được khởi công vào đầu năm 2010.
* 3 giảm, 1 tăng
Nói về hiệu quả của trạm BTL, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Định Quán Trần Văn Đồng khẳng định, ưu điểm của công trình thủy lợi mới này có nhiều cái "giảm". Đó là, giảm chi phí sản xuất; giảm diện tích đất nông nghiệp so với hệ thống thủy lợi truyền thống; giảm công chăm sóc đối với người nông dân. Trong khi đó, nếu sử dụng hình thức tưới nhỏ giọt hoặc tưới tiết kiệm, năng suất cây trồng sẽ tăng từ 3 lần trở lên.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Ao Văn Thinh: Ưu tiên việc đầu tư trạm BTL! Mục tiêu hàng đầu đối với các công trình thủy lợi trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đó chính là hiệu quả đạt cao. Công trình trạm BTL Phú Tân đã đáp ứng được yêu cầu đầu tư thủy lợi trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Tôi cho rằng huyện Định Quán đã mạnh dạn tạo bước "đột phá" trong công tác thủy lợi. Đây chính là điểm cần chú ý trong vấn đề xây dựng nông thôn mới. Bởi nó đem lại hiệu quả thiết thực, giảm được sức lao động, và tăng hệ số sử dụng đất... Do vậy, lãnh đạo tỉnh ưu tiên cho việc đầu tư trạm bơm này! |
Cụ thể, trong hơn 300 hécta cây trồng mà trạm BTL mai này sẽ phục vụ, có 140 hécta cây cà phê, 105 hécta tiêu, 10 hécta cây ăn trái, 10 hécta điều, hơn 30 hécta hoa màu vụ đông-xuân và tưới hỗ trợ cho 28 hécta lúa... Số diện tích này lâu nay nông dân chủ yếu phải khoan giếng và dùng máy bơm để tưới tiêu. Điều này đã dẫn đến chi phí sản xuất cao do phải dùng dầu bơm máy. Còn khi lấy nước từ trạm BTL, nông dân không chi trả bất cứ khoản tiền nào. Đối với các hình thức thủy lợi như trạm bơm điện, đập tràn, hệ thống thủy lợi tự chảy đã ứng dụng lâu nay ở nhiều nơi, hầu hết đều phải có kênh mương dẫn nước, nên tốn khá nhiều diện tích quy hoạch. Riêng trạm BTL chỉ sử dụng đường ống nhỏ, và nằm sâu dưới đất từ 40-50cm. Do đó, phần đất nông nghiệp để lắp đặt đường ống là rất ít. Trong quá trình sản xuất, nông dân luôn tất bật với chuyện "nhất nước, nhì phân", vì hàng ngày phải chăm sóc, tưới tiêu cho cây trồng; nhưng khi đã có hệ thống tưới tiết kiệm, hoặc tưới nhỏ giọt thì nông dân dư rất nhiều thời gian nên có thể làm những việc khác để tăng thu nhập.
Riêng phần "1 tăng", kết quả từ việc tưới nhỏ giọt, đã được dẫn chứng cụ thể trong thời gian gần đây tại một số địa phương. Chẳng hạn, huyện Định Quán hiện có 83 hécta cây trồng tưới tiêu bằng hình thức nhỏ giọt; tương tự, ở Tân Phú cũng đã có vài chục hécta được tưới theo cách này, đều đạt năng suất rất cao. Chẳng hạn, mỗi hécta xoài, quýt, nếu tưới theo cách thông thường thì chỉ cho thu hoạch 10 tấn trái. Còn sử dụng tưới nhỏ giọt, năng suất sẽ tăng từ 30 tấn trở lên. Đáng kể là chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt từ công trình trạm BTL chỉ khoảng 12 triệu đồng/hécta. Trong khi cũng cách làm này, nhưng nếu phải khoan giếng, xây bồn chứa nước, ống dẫn nước thì khoản tiền đầu tư tốn trên 33 triệu đồng/hécta. Điều đáng lo ngại là nếu "nhà nhà cùng khoan giếng", thì mạch nước ngầm ngày càng cạn kiệt, lâu ngày còn kéo theo những hệ lụy khác như sụp lở đất; vấn đề này đã được các nhà khoa học cảnh báo gần đây...
Các địa phương đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất * Định Quán: Sản xuất nông nghiệp theo hướng "sạch" Đề cập về trạm BTL phục vụ sản xuất nông nghiệp, Bí thư Huyện ủy Định Quán Trần Văn Phước cho rằng, đây chính là điểm mới trong tiến trình thực hiện đề án NTM ở địa phương. Trong thời gian tới, huyện Định Quán sẽ triển khai hàng loạt các chương trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Điển hình là mô hình sản xuất rau an toàn tại hai xã: Phú Lợi và Gia Canh theo tiêu chuẩn VIETGAP (sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn Việt * Tân Phú: Tập trung phát triển cây trồng chủ lực Theo kế hoạch của huyện Tân Phú, từ nay đến năm 2010, huyện sẽ tập trung phát triển cây trồng chủ lực theo hướng giảm dần diện tích cây hàng năm để tăng diện tích cây lâu năm. Theo đó, đến năm 2010, diện tích cây hàng năm là 24 ngàn hécta; cây lâu năm 13,5 ngàn hécta. Cho đến nay, cây trồng chủ lực của huyện đã được xác định: điều, cà phê, ca cao, tiêu, sầu riêng, mít, mãng cầu, cao su... Trong năm 2010, huyện đã đầu tư, hỗ trợ nông dân số tiền 1,3 tỷ đồng để phát triển cây trồng chủ lực. Ngoài ra, huyện Tân Phú đang xúc tiến xây dựng các vùng chuyên canh cây chủ lực, trên cơ sở nâng cấp các công trình thủy lợi; tiếp tục ứng dụng mô hình tưới nhỏ giọt tại các vùng chuyên canh ở xã Phú Lộc (350 hécta), Phú Bình (150 hécta), Nam Cát Tiên (200 hécta)... * Xuân Lộc: Chuyển dịch cây trồng trên cơ sở nông nghiệp phục vụ công nghiệp Một trong những giải pháp phát triển nông nghiệp ở Xuân Lộc trong thời gian tới, đó là chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Qua đó, sẽ đầu tư quy hoạch các vùng đất nông nghiệp, trên cơ sở tận dụng các cánh đồng theo phương pháp thâm canh: 2 lúa+1 màu; hoặc 2 màu+1 lúa tại các cánh đồng tập trung thuộc các xã: Xuân Phú, Lang Minh, Xuân Bắc, Xuân Thọ, Suối Cao... Ngoài ra, huyện sẽ tập trung chỉ đạo phát triển mạnh diện tích rau an toàn và rau sạch; chú ý các loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả... để phục vụ các khu công nghiệp trên địa bàn. Đ.D
Tạ Nguyên