4 tiêu chí mà Công ty Vedan Việt Nam đưa ra để doanh nghiệp này xét hỗ trợ cho nông dân (ND) bị thiệt hại là: phải có thiệt hại thực tế xảy ra trong khu vực ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải của Công ty Vedan; tài sản thiệt hại là tài sản hợp pháp; được chính quyền địa phương xác nhận có nuôi trồng, đánh bắt cá; phải đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép dự án (nếu là doanh nghiệp)...
4 tiêu chí mà Công ty Vedan Việt Nam đưa ra để doanh nghiệp này xét hỗ trợ cho nông dân (ND) bị thiệt hại là: phải có thiệt hại thực tế xảy ra trong khu vực ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải của Công ty Vedan; tài sản thiệt hại là tài sản hợp pháp; được chính quyền địa phương xác nhận có nuôi trồng, đánh bắt cá; phải đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép dự án (nếu là doanh nghiệp)...
* Đã trắng tay còn bị... bắt bí!
Ngay sau khi Công ty Vedan thông báo mức hỗ trợ cho ND 3 địa phương: Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu bị thiệt hại tài sản, do nguồn nước thải của Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải, với tổng số tiền là 25 tỷ đồng, phản ứng đầu tiên của các Hội Nông dân (HND) là: khoản tiền này không thể bù đắp những mất mát mà ND phải gánh chịu.
Chủ tịch HND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thống nhận định, so với thiệt hại thực tế của ngư dân trên sông Thị Vải, thì việc Vedan Việt Nam đưa ra mức hỗ trợ như trên, chẳng thấm tháp gì. Đáng nói là kế hoạch "phân bổ" của Vedan có phần áp đặt, vô lý. Chẳng hạn, trong số tiền hỗ trợ kể trên, thì 20 tỷ đồng được hỗ trợ trực tiếp cho những người bị thiệt hại gồm: hộ nông dân bị thiệt hại ở Đồng Nai 7 tỷ đồng; huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh 7 tỷ đồng; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 6 tỷ đồng. 5 tỷ đồng còn lại hỗ trợ gián tiếp dùng vào việc: lập quỹ phúc lợi, thực hiện khuyến nông, khuyến học, chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân và phát triển hạ tầng các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai); Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh). Mặt khác, 4 tiêu chí mà Vedan đưa ra, có một vài điều cần phải xem xét lại. Ví dụ: Phải có thiệt hại thực tế xảy ra trong khu vực ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải của Công ty Vedan. Điều này làm sao ND chứng minh được thiệt hại thực tế (?). Kế đến, tài sản thiệt hại là tài sản hợp pháp. Vấn đề này khó có thể xác định đâu là tài sản hợp pháp và đâu là tài sản phi pháp. Bởi, hầu như tài sản bị thiệt hại của ND cơ bản được đầu tư vào nuôi trồng thủy sản hoặc đánh bắt cá đã trôi theo dòng nước đen từ lâu. Thêm vào đó, Vedan Việt
* Vì sao Vedan không tuân thủ bản ghi nhớ?
Đồng tình với quan điểm của đồng nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phó chủ tịch HND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Quang cho rằng, việc Công ty Vedan Việt Nam đơn phương đưa ra mức hỗ trợ và tiêu chí hỗ trợ mà không phối hợp với HND để xác định đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ; đồng thời không tiến hành khảo sát thực tế thiệt hại do ô nhiễm môi trường là không đúng với nội dung bản ghi nhớ giữa công ty với HND vào ngày 4-3-2009. "HND tỉnh Đồng Nai ghi nhận thiện chí của Vedan Việt Nam, nhưng công ty đưa ra mức hỗ trợ không sát với thực tế, sẽ khó đi đến thỏa thuận trong thời gian tới! Chúng tôi chưa nói đến gần 4.000 đơn ND Đồng Nai gửi HND, mà chỉ nêu con số 800 đơn do chính Vedan thừa nhận, cũng đủ thấy số tiền đền bù đã vượt xa con số 7 tỷ đồng do Vedan Việt Nam công bố (chỉ tính bình quân mỗi hộ ND đòi đền bù 500 triệu đồng). Vì vậy, mức hỗ trợ đó cần được xem xét lại!" - ông Quang nói.
Theo thống kê sơ bộ của HND tại 3 địa phương bị thiệt hại do nguồn nước thải của Vedan, có khoảng 7 ngàn đơn của ND gửi đến các cơ quan chức năng yêu cầu Công ty Vedan Việt Nam bồi thường những gì mà doanh nghiệp này gây ra trên sông Thị Vải. Căn cứ vào số khai báo, mức độ thiệt hại của các hộ ND tại các địa phương đã lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đến nay, hàng ngàn ND những tưởng sẽ được Công ty Vedan đền bù thiệt hại một cách thỏa đáng, chẳng ngờ, tất cả mới chỉ dừng lại việc "hỗ trợ" - kèm theo những tiêu chí khó có thể đáp ứng hết! Một lãnh đạo HND địa phương thở dài, ngao ngán: "Nếu như Vedan Việt Nam tuân thủ bản ghi nhớ, khả năng mức hỗ trợ cho ND sẽ cao hơn, bởi còn có ý kiến đấu tranh, đóng góp của các HND. Đằng này, họ (Công ty Vedan) tự ý làm - có lẽ để dễ bề giải quyết. Cho nên, lời giải đáp cho sự vụ "Vedan Việt
"Trong buổi ký kết bản ghi nhớ giữa đại diện Công ty Vedan Việt Nam và Hội nông dân (HND) 2 tỉnh: Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 4-3, các bên đã thống nhất: Cùng nhau đi thực tế, xác nhận đối tượng, xác định diện tích thiệt hại, mức hỗ trợ... để làm cơ sở thống nhất tổng số tiền hỗ trợ cho ND bị thiệt hại do nước thải từ Vedan Việt Nam gây ra. Tuy nhiên, từ sau ngày ký bản ghi nhớ đó, Vedan Việt
Nguyên Đình