Báo Đồng Nai điện tử
En

Làm thế nào quản lý tốt việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật?

10:10, 15/10/2008

Từ đầu năm 2008 đến nay thị trường thuốc BVTV liên tục tăng giá nên đã xảy ra nhiều trường hợp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV không đúng theo đăng ký, thuốc ngoài danh mục, quá hạn sử dụng, kém chất lượng gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Thế nhưng mức xử phạt những vi phạm trên còn quá nhẹ dẫn đến nhiều đơn vị kinh doanh tiếp tục tái phạm vì mức lợi nhuận quá hấp dẫn.

Từ đầu năm 2008 đến nay thị trường thuốc BVTV liên tục tăng giá nên đã xảy ra nhiều trường hợp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV không đúng theo đăng ký, thuốc ngoài danh mục, quá hạn sử dụng, kém chất lượng gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Thế nhưng mức xử phạt những vi phạm trên còn quá nhẹ dẫn đến nhiều đơn vị kinh doanh tiếp tục tái phạm vì mức lợi nhuận quá hấp dẫn.

 

* Xử phạt chưa đủ sức răn đe

Ông LƯƠNG THÀNH TRUNG, Chi cục trưởng Chi cục BVTV khuyến cáo, để tránh mua phải thuốc BVTV kém chất lượng bà con nông dân không nên mua hàng trôi nổi ngoài thị trường, phải lựa chọn sản phẩm của các công ty có uy tín. Khi mua hàng phải lấy hóa đơn để khi xảy ra tình trạng thuốc giả, kém chất lượng có thể khiếu nại lên cơ quan chức năng truy ra nguồn gốc xử lý. Nông dân cũng nên  đọc hiểu hoạt chất thuốc mình cần mua, chứ không nên chọn hàng theo tên thương mại, vì hiện nay một loại thuốc có vài trăm hoạt chất và hàng ngàn tên thương mại. Đồng thời chọn thuốc mua còn nhãn mác rõ ràng không bị xì chảy; chú ý coi kỹ hạn sử dụng,  không nên dùng các loại thuốc gần hết hoặc đã hết hạn sử dụng.

 

Hiện nay trong toàn tỉnh có khoảng 400 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Và theo quy định mỗi năm, thanh tra Chi cục BVTV tỉnh tiến hành 2 đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng thuốc BVTV. Đứng trước tình hình thuốc BVTV quá đát, kém chất lượng, ngoài danh mục bày bán tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại cho nông dân,  năm nay thanh tra Chi cục BVTV tỉnh đã phải tăng số lần đi kiểm tra lên 6 đợt. Trong 6 đợt kiểm tra 9 tháng đầu năm 2008 tại 113 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc BVTV đã phát hiện có  73 cơ sở vi phạm về phân phối thuốc ngoài danh mục, quá hạn sử dụng, buôn bán thuốc có nhãn không đúng với nội dung ghi trên giấy chứng nhận, sai quy định về ghi nhãn thuốc v.v... Thế nhưng mức xử phạt dành cho những vi phạm thường là phổ biến của các đơn vị kinh doanh này theo quy định chỉ có vài triệu đồng đã không hề có tác dụng răn đe, ngăn ngừa kiểu làm ăn gian dối trong kinh doanh thuốc BVTV. Ông Lương Thành Trung, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho hay: "Đồng Nai hiện có khoảng 10 cơ sở sản xuất, gia công thuốc BVTV,  còn lại đa số là kinh doanh theo hình thức nhập về bán. Lỗi vi phạm nhiều nhất là buôn bán thuốc không đúng với nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký thuốc, cụ thể là loại thuốc đó chỉ dùng trị bệnh cho một  loại cây trồng nhưng đơn vị sản xuất lại ghi có thể trị bệnh cho nhiều loại cây trồng khiến nông dân bị lừa, dùng không đúng loại cây gây thiệt hại rất lớn. Nhưng với các loại vi phạm này thì chỉ nằm trong mức xử phạt từ 1 - 3 triệu đồng cho nên nhiều đơn vị sau khi bị phạt vẫn tiếp tục vi phạm".

 

Thực tế cho thấy, lợi nhuận đem lại từ mặt hàng này lại quá hấp dẫn, vì vậy tình trạng vi phạm trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc BVTV vẫn liên tục diễn ra.

 

* Quản lý chất lượng không dễ

 

Trung bình mỗi năm Chi cục BVTV tiến hành tiêu hủy khoảng 500kg thuốc ngoài danh mục, quá hạn nhưng ngoài thị trường những loại thuốc ngoài danh mục, quá hạn, sai nhãn mác, kém chất lượng còn trôi nổi rất nhiều. Ông Nguyễn Bá Tùng, Phó chánh thanh tra Chi cục BVTV tỉnh cho biết, hiện nay thanh tra đi kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và mắt thường, nếu phát hiện có dấu hiệu kém chất lượng mới tiến hành lấy mẫu đem đi kiểm tra. Việc lấy mẫu kiểm tra các hoạt chất của thuốc rất hạn chế, chỉ khoảng 6 - 10 mẫu/năm vì chi phí lấy và phân tích mẫu tốn khoảng 1 triệu đồng/mẫu và 7 ngày sau mới có kết quả nên trong khoảng thời gian này, các cơ sở cũng đã bán và tẩu tán hết số thuốc không đảm bảo chất lượng!

 

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc lít) đến dưới 100 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;

b) Buôn bán thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 3 kilôgam (hoặc lít) đến dưới 5 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;

c) Buôn bán thuốc tự sang chiết lẻ từ bao thùng khối lượng lớn thành chai, gói nhỏ;

d) Buôn bán thuốc không đủ định lượng như đã ghi trên bao gói.

Thực tế kiểm tra bằng mắt thường hiện rất khó khăn vì trước đây đa số những chai đựng thuốc BVTV làm bằng nhựa trong, cán bộ kiểm tra chỉ xem kết tủa hoặc đếm số lượng là có thể phát hiện. Nhưng hiện nay các cơ sở sản xuất thuốc BVTV đều đồng loạt dùng loại chai nhựa đục khiến cho khâu giám định bằng mắt thường bị nhiều hạn chế. Ngoài ra, đa số các đại lý bán thuốc BVTV thường ngay cạnh nhà ở và họ thường giấu những loại thuốc cấm, kém chất lượng và thuốc quá đát trong nhà. Đoàn kiểm tra có biết thì cũng không được phép khám nhà, đành chịu thua! Bên cạnh đó, các hình thức xử phạt vi phạm thuốc BVTV chỉ quy định mức phạt cho những lô hàng có giá trị dưới 100 triệu đồng, còn đối với những lô hàng trên 100 triệu đồng lại chưa có quy định mức phạt!   

                                                                        

Hương Giang

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều