Báo Đồng Nai điện tử
En

Người nuôi heo và tiểu thương ở Đồng Nai khốn đốn vì heo dịch bệnh!

09:08, 01/08/2007

Tuy vẫn chưa có trường hợp heo bị bệnh tai xanh hoặc liên cầu khuẩn nào xuất hiện tại Đồng Nai, nhưng những thông tin về bệnh liên cầu khuẩn và bệnh tai xanh ở heo bùng phát tại các địa phương khác liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đã làm người chăn nuôi và tiểu thương bán thịt heo tại các chợ lâm vào tình trạng ế ẩm, giá hạ, vì rất nhiều người tiêu dùng đã nói "không" với thịt heo trong bữa ăn gia đình.

Tuy vẫn chưa có trường hợp heo bị bệnh tai xanh hoặc liên cầu khuẩn nào xuất hiện tại Đồng Nai, nhưng những thông tin về bệnh liên cầu khuẩn và bệnh tai xanh ở heo bùng phát tại các địa phương khác liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đã làm người chăn nuôi và tiểu thương bán thịt heo tại các chợ lâm vào tình trạng ế ẩm, giá hạ, vì rất nhiều người tiêu dùng đã nói "không" với thịt heo trong bữa ăn gia đình.

 

Các sạp thịt ở nhiều chợ đang trở nên trống vắng vì thông tin heo bị bệnh.

* Đìu hiu chợ thịt heo

 

Qua khảo sát tại một số chợ trên địa bàn TP. Biên Hòa, chúng tôi được  nhiều tiểu thương cho biết, cách đây cả tuần, sức mua của người tiêu dùng đã giảm từ 30 - 40% so với trước. Vài ngày nay tình hình còn trở nên bi đát hơn, các tiểu thương tại chợ Tam Hòa và Tân Hiệp cho biết, lượng thịt bán ra mỗi ngày của họ đã giảm đến 80%. Chị Mai, một tiểu thương bán thịt heo lâu năm ở chợ Tam Hòa rầu rĩ: "Cả tuần nay lượng thịt tiêu thụ liên tục giảm. Hồi trước tôi bán mỗi ngày từ 5 - 6 con heo thịt, nay chỉ còn bán được nửa con đến 1 con. Mấy chị em bán thịt ở chợ này cũng rơi vào tình trạng đó. Dù đã hết lời giải thích nhưng khách hàng vẫn sợ, vẫn ngại nên bán ế lắm". Chị Nga, tiểu thương ở chợ Tân Hiệp cũng lo lắng: "Trước đây, khi dịch lở mồm long móng hoành hành, tình hình cũng không xấu như hiện nay, vì dịch lở mồm long móng không lây lan sang người. Còn lần này, ti vi liên tục đưa hình ảnh người bị nhiễm bệnh sau khi ăn thịt heo bệnh làm khách hàng không dám ăn thịt heo nữa. Trước đây tôi bán 10 phần mỗi ngày, thì nay chỉ còn lại khoảng 2 phần".

Chị Thủy, một người tiêu dùng nhà ở phường Tân Mai nói: "Từ lúc nghe tin heo bệnh lây sang người, nhà tôi giảm tối đa việc ăn thịt heo. Nếu trước đây mỗi tuần ăn 3 - 4 lần thì nay đổi sang ăn thứ khác hoặc nếu có ăn thì cũng rất ít. Tuy biết là heo bệnh chưa có ở Đồng Nai nhưng nhà tôi ngừa trước cho chắc!"

Giá thịt heo tại các chợ cũng đang giảm mạnh. Tất cả các loại thịt từ thịt nạc, đùi, ba rọi... đều giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Hiện tại, rất nhiều công ty, xí nghiệp trên địa bàn TP. Biên Hòa cũng đã ngưng lấy thịt heo từ các chợ để cung cấp cho bữa ăn công nhân của họ. Chị Mai (chợ Tam Hòa) cho biết, 5 công ty ở KCN Biên Hòa và KCN Amata đã thông báo ngưng lấy thịt ở sạp của chị từ 5 ngày nay. Một số tiểu thương cho biết, họ cũng gặp phải tình trạng tương tự.

Nhiều tiểu thương đang lo lắng, thời gian tới tình hình buôn bán sẽ còn u ám hơn nếu những biện pháp phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh không kịp thời triển khai hiệu quả.

 

* Người nuôi heo lại một phen khốn đốn

 

Sau hơn một tháng tăng giá, lại gặp dịch "tai xanh" nên giá heo hơi trên thị trường lại đột ngột giảm từ 26.000 đồng/kg xuống chỉ còn 21.000 đồng/kg, khiến người

 Hiện nay, tổng đàn heo trên địa bàn Đồng Nai còn khoảng 1,1 triệu con, tập trung chủ yếu ở 2 huyện: Thống Nhất, Trảng Bom và TP.Biên Hòa. Theo ông Nguyễn Văn Giàu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để ổn định và phát triển đàn heo, trước mắt đòi hỏi người chăn nuôi phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiến hành tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, chăm sóc và đảm bảo đầy đủ nguồn dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn heo. Ngoài ra, để vượt qua thời điểm khó khăn này, người chăn nuôi nên chuyển qua dùng cám trộn để hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt, người tiêu dùng cũng đừng vì quá lo lắng mà tẩy chay với mặt hàng thực phẩm từ heo để dẫn đến sự biến động trên thị trường tiêu dùng.

chăn nuôi heo lại một phen khốn đốn. Theo tính toán của nhiều người nuôi heo, với giá heo hơi hiện thời, chưa kể công chăm sóc, người chăn nuôi đã lỗ khoảng 100 ngàn đồng/tạ. Ông Bùi Đình Bưởi, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thống Nhất cho biết: "Huyện Thống Nhất có 554 trang trại chăn nuôi, trong đó đa số là nuôi heo. Vào cuối năm 2006 gặp dịch lở mồm long móng, số lượng đàn heo giảm xuống hơn 10%, hiện chỉ còn khoảng 160 ngàn con. Vừa qua, heo tăng giá nhiều hộ chăn nuôi đang đầu tư để khôi phục lại đàn heo thì không ngờ xảy ra dịch tai xanh ở một số tỉnh, khiến heo rớt giá làm nhiều hộ gần như trắng tay thêm một lần nữa".  Nhiều người nuôi heo ở huyện Cẩm Mỹ cũng đang điêu đứng, vì heo đã đến kỳ xuất chuồng nhưng không bán được, dù đã chấp nhận bán với giá thấp. Họ cho biết, sở dĩ có tình trạng giảm giá nhanh như vậy là vì nhiều người tiêu dùng chưa phân biệt được bệnh "tai xanh" và liên cầu khuẩn ở heo nên cho rằng  cả hai bệnh trên đều có khả năng lây qua người,  vì thế tốt hơn nhất là không dùng thịt heo. Bác sĩ thú y Trần Văn Quang, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai nói: "Bệnh tai xanh ở heo còn được gọi là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) do virus PRRS gây ra. Hiện tại chưa có trường hợp nào lây sang người. Bệnh tai xanh và liên cầu khuẩn không có liên quan gì đến nhau, nhưng trong thời gian qua, tại một số ổ dịch tai xanh người ta tìm thấy có vi trùng liên cầu khuẩn và vi trùng này có khả năng lây qua  người tiếp xúc trực tiếp với heo bị nhiễm bệnh. Heo bị bệnh tai xanh và liên cầu khuẩn khi đã xẻ thịt ra bán bằng mắt thường không phân biệt được".

Vi Lâm - Hương Giang

 

 

 

Tin xem nhiều