Báo Đồng Nai điện tử
En

Thị trường gỗ Đông Âu còn bỏ ngỏ

09:10, 06/10/2010

Mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD của ngành chế biến gỗ cả nước trong năm 2010 đến nay đã hoàn tất và được xem là ngành xuất khẩu về đích sớm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) thì xuất khẩu đồ gỗ còn "bỏ trống" một thị trường khá lớn là Đông Âu. Nếu thị trường này được khai thông thì cơ hội cho ngành chế biến gỗ còn rộng mở.

Mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD của ngành chế biến gỗ cả nước trong năm 2010 đến nay đã hoàn tất và được xem là ngành xuất khẩu về đích sớm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) thì xuất khẩu đồ gỗ còn "bỏ trống" một thị trường khá lớn là Đông Âu. Nếu thị trường này được khai thông thì cơ hội cho ngành chế biến gỗ còn rộng mở.

 

Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam hiện tập trung vào 3 thị trường chính: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Theo  Vifores, thị trường Đông Âu gồm 10 quốc gia (Bungari, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Nga, Moldova, Rumani, Slovakia, Ucraina và Belarus) còn đầy tiềm năng nhưng các DN vẫn chưa khai thác đúng mức. Hiện có rất ít DN xuất khẩu hàng vào thị trường này mà chỉ tập trung sang EU. Các nước Đông Âu có sức tiêu thụ mặt hàng gỗ không phải là nhỏ, chỉ riêng nước Nga nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ mỗi năm vào khoảng 7 tỷ USD. Hay như Cộng hòa Séc, phần lớn mặt hàng này vẫn phải nhập qua một nước thứ 3 là Thụy Điển, Hà Lan...

 

Một góc xưởng sản xuất hàng mộc xuất khẩu của DNTN Kiến Phúc ở huyện Trảng Bom.

Nhận định khu vực Đông Âu còn rất tiềm năng, năm 2009 Vifores đã cùng một số DN xuất khẩu đồ gỗ sang Bỉ tìm hiểu để xây dựng kho ngoại quan làm bàn đạp tiến vào thị trường Đông Âu. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vifores cho rằng, nếu có được kho ngoại quan ở Bỉ thì việc xuất khẩu sang Đông Âu sẽ thuận lợi. Khai thác tốt thị trường Đông Âu là cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam, bởi ngoài việc tiêu thụ sản phẩm thì các DN còn tiếp cận với vùng nguyên liệu gỗ khá dồi dào. Tuy nhiên, cũng theo ông Quyền, để vào thị trường này, DN xuất khẩu phải tìm hiểu kỹ và xác định xem mình làm hàng mộc nội thất hay ngoài trời có lợi? Văn hóa tiêu dùng các quốc gia ra sao? Người dân ở các nước Đông Âu  rất quan tâm đến độ bền của sản phẩm, tính an toàn khi sử dụng... Nếu DN có sự chuẩn bị kỹ sẽ không bị thất vọng và mất thời gian khi tham gia vào đây.

 

Các DN làm hàng mộc xuất khẩu cho hay, sở dĩ thị trường Đông Âu chưa được khai thác mạnh là do thời tiết nơi đây khá khắc nghiệt, nhất là vào mùa đông. Sản phẩm bán tại thị trường này phải được làm kỹ nếu không sẽ rất nhanh bị hư và dễ làm mất uy tín của DN. Cùng với đó, việc thanh toán bằng tiền các nước sở tại cũng gây phức tạp (đổi sang đô la rồi đổi tiếp qua tiền Việt), sự chênh lệch tỷ giá giữa các đồng tiền cũng gây bất lợi cho nhà sản xuất.

 

Theo Vifores, ngành xuất khẩu đồ gỗ đã đến lúc cần có kế hoạch mở rộng thị trường vào khu vực Đông Âu để duy trì được tính ổn định, nếu phụ quá nhiều vào 2 thị trường Mỹ và EU như hiện nay sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới do hàng loạt các rào cản kỹ thuật ở những nước này đang được triển khai. Cụ thể như trong năm 2010, đạo luật Flegt của EU đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, EU kiểm tra ngặt nghèo nguồn gốc gỗ, lượng hóa chất dư trong sản phẩm. Tháng 4 vừa qua, đạo luật Leacy của Mỹ cũng bắt đầu được thực thi. Luật này kiểm soát chặt hơn về tính hợp pháp nguồn gỗ nguyên liệu. Ngoài ra, những quy định sử dụng sản phẩm an toàn của Mỹ khá nghiêm ngặt, như 200 loại hóa chất cấm sử dụng trong các loại vải cũng là mối lo ngại cho những sản phẩm đồ gỗ có dùng kèm chất liệu vải (vải bọc nệm ghế...) nếu DN không kiểm tra kỹ. Đó cũng là lý do mà Vifores khuyến cáo cho các nhà xuất khẩu đồ gỗ nhắm đến những thị trường mới.

 

Ông Phạm Văn Bân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội chế biến lâm sản Đồng Nai: "Cách đây khá lâu, ở Đồng Nai cũng có doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng mộc xuất khẩu sang Đông Âu nhưng sau đó bỏ, do thị trường này không hấp dẫn bằng thị trường Mỹ và Tây Âu. Các DN trong tỉnh hiện nay gần như không còn làm hàng đi Đông Âu nữa. Theo tôi được biết, do 2 nguyên nhân chính: thứ nhất, DN không quen nhiều với thị trường này, trong khi các thị trường như Mỹ, Tây Âu, Nhật và Hàn Quốc trước thời gian bị khủng hoảng kinh tế được khai thông rất tốt nên nhà sản xuất tập trung nhiều; thứ hai, vùng Đông Âu mùa đông kéo dài, khí hậu khá khắc nghiệt, nhiệt độ có khi âm tới vài chục độ. Để làm hàng bán vào thị trường này, DN phải thay đổi máy móc và kỹ thuật sản xuất thì sản phẩm mới đáp ứng được. Tôi nghĩ, những năm tới khi các thị trường lớn như Mỹ, Tây Âu trở lên khó khăn hơn thì các DN sẽ dần thay đổi công nghệ sản xuất để xâm nhập vào đây".

Khắc Giới

Vân Nam

 

 

 

Tin xem nhiều