Hội nhập là gì ? Tại sao chúng ta lại chọn con đường chủ động hội nhập? Hội nhập đầy đủ thì nảy sinh vấn đề gì, cả về cơ hội lẫn thách thức và đứng trước tình hình này chúng ta nên lưu ý, xử lý những vấn đề gì ? Đó là những nội dung mà Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã có buổi nói chuyện về vấn đề gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta vào sáng ngày 19-12-2006 tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa VII. Phóng viên báo Đồng Nai xin lược ghi nội dung này.
Hội nhập là gì ? Tại sao chúng ta lại chọn con đường chủ động hội nhập? Hội nhập đầy đủ thì nảy sinh vấn đề gì, cả về cơ hội lẫn thách thức và đứng trước tình hình này chúng ta nên lưu ý, xử lý những vấn đề gì ? Đó là những nội dung mà Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã có buổi nói chuyện về vấn đề gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta vào sáng ngày 19-12-2006 tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa VII. Phóng viên báo Đồng Nai xin lược ghi nội dung này.
* Hội nhập là gì và chấp nhận luật chơi chung ra sao ?
Hội nhập là gì ? Đó là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới theo luật chơi chung. Xin nói rõ là gắn kết kinh tế, còn về chính trị , văn hóa chúng ta có những đặc thù riêng cho nên chúng ta thường dùng khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế...
Vậy luật chơi chung là gì ? Khi nước ta vào ASEAN, ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gia nhập WTO cũng theo luật chơi chung đó. Tựu trung lại luật chơi chung đó bao gồm mấy nội dung, một là chúng ta phải phá tháo bỏ hàng rào phi quan thuế đối với nền kinh tế (ngược lại nước ta cũng được hưởng điều đó ở các nước khác). Hai là, hàng rào quan thuế (thuế nhập khẩu) cũng phải điều chỉnh theo hướng giảm dần. Ba là, tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mà theo ngôn từ của Tổ chức Thương mại Thế giới gọi là đối xử quốc gia, tức là người ta vào nước mình cũng được đối xử như công ty nước mình. Thứ tư là, phải mở cửa thị trường cho người ta vào làm ăn ở Việt
* Vì sao lại chủ động chọn con đường hội nhập với các qui định khá ngặt nghèo ?
Chúng ta có sự lựa chọn chủ động hội nhập là do chúng ta nhận thức về xu thế khách quan của thế giới và nhu cầu nội tại của nền kinh tế đất nước ta . Về kinh tế, sau khi thực hiện đường lối đổi mới bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 chúng ta đã bắt đầu thay đổi nhận thức về kinh tế thế giới. Nếu như trước đó chúng ta nhận thức thế giới có 2 nền kinh tế với 2 thị trường khác biệt nhau. 2 nền kinh tế với 2 thị trường này vận hành theo 2 qui luật khác biệt nhau. Đó là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với thị trường xã hội chủ nghĩa. Thời đó ở lĩnh vực ngoại thương, nước ta chia ra thị trường khu vực I (các nước XHCN) và thị trường khu vực II (các nước TBCN). Mỗi khu vực chúng ta tuân thủ theo các qui định khác nhau. Năm 1986, lần đầu tiên Đảng ta đánh giá là trên thế giới đang hình thành một nền kinh tế và một thị trường. Trong nền kinh tế và thị trường đó có nhiều thế lực khác nhau vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn nhau. Rồi đến năm 1991, Đại hội Đảng lần thứ VII chúng ta lần đầu nói rằng đời sống kinh tế và đời sống xã hội loài người đang trải qua quá trình quốc tế hóa rất sâu sắc. Đến Đại hội lần thứ VIII, lần đầu tiên Đảng ta nói rằng toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan. Và tiếp đó đến Đại hội IX, Đại hội X, chúng ta đều đề cập tới khái niệm toàn cầu hóa với cả mặt tích cực lẫn tiêu cực của nó.
Tóm lại trong quá trình 20 năm đổi mới, chúng ta đã nhận thức được rằng nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất trong đó các lực lượng đấu tranh khác nhau và nó mang tính toàn cầu (đầu tư toàn cầu, buôn bán toàn cầu, thông tin toàn cầu...). Có 5 lý do đưa đến vấn đề này. Thứ nhất là qui luật của phát triển sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn với thị trường. Ở phạm vi toàn cầu ngày nay có khoảng 1/4 sản phẩm hàng hóa được đem đi mua bán. Hàng hóa ngày càng tự do hóa do vậy các hàng rào ngăn cản thị trường của các quốc gia ngày càng giảm. Đó là qui luật khách quan. Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt 2 lĩnh vực có ảnh hưởng đến thị trường rất nhiều là công nghệ thông tin và giao thông vận tải. Thứ ba là sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc. Ví dụ như chỉ một chiếc áo sơ-mi của Việt
Đảng ta, đất nước ta muốn phát triển không thể đứng ngoài qui luật khách quan này. Đây là nhân tố thứ nhất. Không có cách gì khác chúng ta phải nắm bắt nó, vận dụng, tận dụng nó và đối phó với những thách thức của nó. Nhân tố thứ hai là bản thân nền kinh tế của đất nước lại gắn kết quá sâu kinh tế thế giới ở mức độ cao. Ở đầu vào nền kinh tế là vốn đầu tư thì trong 5 năm vừa qua có tới 30% là nguồn vốn ĐTNN ( FDI và ODA). Còn đầu ra thì xuất khẩu chiếm tới khoảng 60% GDP. Và nếu cộng thêm nhập khẩu thì tổng kim ngạch XNK Việt
* Phải nắm bắt quan điểm hội nhập ra sao ?
Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng nên xem hội nhập chỉ là phương tiện. Vào WTO không phải là mục đích cuối cùng mà vào WTO chỉ là phương tiện để nhắm tới mục đích phát triển đất nước. Cũng đừng ngộ nhận rằng vào WTO là chóng sớm sẽ giàu sang ngay hay vì WTO sẽ nảy sinh chuyện này, chuyện kia phức tạp. Vấn đề là do chính bản thân chúng ta sử dụng phương tiện này như thế nào thôi. Không nên đặt ra kỳ vọng to tát quá và cũng không đặt ra những thách thức vượt ngoài khả năng. Điều thứ 2 là hội nhập nhưng phải giữ vững độc lập, tự chủ. Đó là chuyện không đơn giản. Ở đây có những vấn đề chúng ta phải kiên trì thể hiện tính độc lập, tự chủ. Thứ nhất là đường lối phát triển kinh tế của đất nước ta phải kiên trì theo định hướng XHCN. Điều thứ hai là chủ động xây dựng phương án và kiên trì tiến hành đàm phán theo phương án của chúng ta để gia nhập WTO. Thứ ba là chủ động sắp xếp lại nền kinh tế đất nước. Thứ tư là chủ động sắp xếp lại công việc để tận dụng cơ hội và ứng phó với thách thức. Điều thứ 3, hội nhập nhưng phải có lộ trình hợp lý. Điều thứ 4 phải quan niệm hội nhập là vấn đề của toàn dân, của tất cả các thành tố của dân tộc, không chỉ là chuyện của chính phủ hay chính quyền. Điều cuối cùng là hội nhập nhưng chúng ta hết sức chú ý đến an sinh xã hội và an ninh chính trị. Ví dụ như khi cam kết mở cửa thị trường, chúng ta đã kiên trì không mở cửa thị trường văn hóa, tư tưởng (trong đó có thị trường sách báo hay thị trường phim ảnh...). Về an sinh xã hội có nhiều vấn đề liên quan đến nông dân, chúng ta cố gắng đàm phán bảo vệ. Ví dụ về thuế nông nghiệp bình quân giảm chỉ có khoảng 7%, còn về trợ cấp nông nghiệp vẫn được duy trì ở mức 10% giá trị thu nhập nông nghiệp của Việt Nam mà còn rất lâu chúng ta mới có đủ tiền để thực hiện đạt mức này. Chỉ có điều là không được trực tiếp trợ cấp cho nông sản xuất khẩu thôi, còn trợ cấp cho khuyến nông, giống, thủy lợi... thì vô tư. Hay như chúng ta không mở cửa thị trường gạo, xăng dầu, thuốc lá, tân dược... Điều này cho thấy khi đàm phán gia nhập WTO chúng ta rất chú ý đến an sinh xã hội và an ninh chính trị.
* Nắm bắt cơ hội và đối phó với thách thức
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan : Trước khi đi vào vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, tôi muốn nói về 4 chuyển đổi vô cùng lớn lao mang tính chiến lược của đất nước ta trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thứ nhất, Đảng ta đã kiên trì và kiên định theo định hướng XHCN và tiếp tục thực hiện bước quá độ đi lên CNXH. Thứ hai, nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đây là sự kiện rất lớn làm cho tình hình đất nước ta có sự thay đổi rất cơ bản. Thứ ba là nước ta có sự chuyển đổi rất sâu sắc từ xã hội nông nghiệp tồn tại hàng ngàn năm sang xã hội công nghiệp (như Đồng Nai là một hình mẫu điển hình về tỉnh nông nghiệp chuyển sang công nghiệp đã kéo theo nhiều sự thay đổi khác về cả kinh tế lẫn xã hội). Thứ tư, nước ta đã chuyển đổi từ một nền kinh tế bị bao vây cô lập trong những năm 1980 sang từng bước hội nhập với khu vực 1995 tham gia ASEAN, sau đó ASEM rồi APEC và gần đây là WTO. Có thể nói đất nước chúng ta đã trải qua 4 chuyển đổi vô cùng lớn lao, rất sâu sắc mang ý nghĩa lịch sử có tầm chiến lược. |
Chúng ta đã cam kết giảm 10.869 dòng thuế. Thuế suất bình quân của chúng ta hiện nay là 17,4% sẽ hạ xuống còn 13,6%, tức giảm 21,7% (so với Trung Quốc cam kết vào WTO giảm thuế nhiều hơn nước ta). Trong đó thuế công nghiệp từ 16,6% xuống còn 12,6% (giảm 23,9%), hàng nông sản nhập khẩu bình quân 23,5% giảm xuống còn 21% ( giảm 10,6%). Các mức thuế này sẽ giảm dần trong vòng vài năm tới. Như vậy, nếu giảm thuế theo đúng cam kết thì thuế XNK của nước ta sẽ giảm khoảng 2.000 tỷ đồng/năm. Theo tôi, mở cửa thị trường dịch vụ là vấn đề đáng ngại nhất vì lĩnh vực này nước ta còn rất yếu, chứ không phải nông nghiệp. Vì nông nghiệp nước ta có nhiều mặt hàng đứng vào top đầu thế giới như lúa, hồ tiêu, hạt điều, cà phê, thủy sản... Về dịch vụ theo WTO qui định có 11 lĩnh vực dịch vụ với 110 phân ngành thì đã cam kết đủ và sẽ mở cửa khá nhiều trong đó có những lĩnh vực dịch vụ nhạy cảm ta cũng có qui định quản lý khá chặt chẽ như ngân hàng, thị trường chứng khoán, viễn thông... Vấn đề chính là các doanh nghiệp trong nước phải xem lộ trình cắt giảm thuế cụ thể lĩnh vực của mình để có biện pháp chủ động đối phó.
Về cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO theo tôi thì không nên tách biệt hóa bởi nó đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau. Trong cơ hội có thách thức và trong thách thức cũng có cơ hội. Cơ hội hay thách thức là do chính mình, có biết tận dụng được cơ hội hay không. Cơ hội có thể thấy được là xuất khẩu nước ta sẽ gia tăng nhiều hơn do hàng rào quan thuế thấp hơn. Vào WTO, đầu tư nước ngoài vào Việt
Nỗi lo của chúng ta hiện nay là chủ động tiếp cận cơ hội ra sao không để bỏ lỡ cơ hội. Ví dụ khi làn sóng ĐTNN ồ ạt đổ vào thì hạ tầng kỹ thuật hiện tại có đáp ứng hay không. Hay về nguồn nhân lực được đào tạo của nước ta còn ít. Điển hình như đội ngũ luật sư Việt
X.Phú (lược ghi)
* Tựa bài và tít phụ do báo Đồng Nai đặt.