Đây là một trong những mục tiêu được UBND tỉnh đặt ra trong kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1246/QĐ-TTg (ngày 19-7-2021) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
Đây là một trong những mục tiêu được UBND tỉnh đặt ra trong kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1246/QĐ-TTg (ngày 19-7-2021) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, UBND tỉnh cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cơ bản hoàn thành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn. Bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống. Phấn đấu đến năm 2025, các địa phương hoàn thành việc xây dựng danh mục công trình kiến trúc có giá trị. Đồng thời, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc. Đến năm 2030, hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu kiến trúc, số hóa các công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn tỉnh. Các công trình kiến trúc đảm bảo tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng, có giải pháp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo UBND tỉnh, mục đích hướng tới trong việc triển khai kế hoạch thực hiện quyết định số 1246 là phát triển các công trình kiến trúc trên địa bàn tỉnh hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới. Đồng thời, tạo lập môi trường sống bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, phòng chống thiên tai và thích ứng vơi biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động kiến trúc nhằm huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kiến trúc, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm phát triển các công trình kiến trúc trên địa bàn tỉnh.
Phạm Tùng