Báo Đồng Nai điện tử
En

Doanh nghiệp ngành gỗ gặp khó khi mở rộng sản xuất

09:01, 10/01/2020

(ĐN) - Năm 2019, xuất khẩu nhóm các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ cả nước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 18%. Hiện tại tốc độ phát triển của thị trường thế giới mở ra cơ hội rất lớn cho ngành chế biến gỗ.

(ĐN) - Năm 2019, xuất khẩu nhóm các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ cả nước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 18%. Hiện tại tốc độ phát triển của thị trường thế giới mở ra cơ hội rất lớn cho ngành chế biến gỗ.

Tuy nhiên, để đạt 20 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2025 và giữ đà tăng trưởng 18-20%/năm thì ngành cần giải quyết những thách thức lớn như: nguồn nhân lực đang có xu hướng khan hiếm dần, dịch chuyển sang nhiều ngành khác từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất các nước vào Việt Nam; giá đất đai khá cao, việc đầu tư mở rộng quỹ đất cho sản xuất ngày càng khó; áp lực chuyển đổi số buộc các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh từ thiết kế, công nghệ sản xuất và đặc biệt là thương mại số…

Cùng với khó khăn về lao động, giá đất đai khá cao cũng là khó khăn với ngành gỗ vùng Đông Nam bộ - nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ lớn nhất cả nước. Hiện tại, giá thuê xưởng xây sẵn ở khu vực Đông Nam bộ có mức dao động từ 2,5-5,5 USD/m2/ tháng với mức thuê tối thiểu 3-5 năm. Tuy nhiên, tại các khu vực truyền thống như Bình Dương, Đồng Nai do tỷ lệ lấp đầy cao nên các khu công nghiệp đã đẩy giá thuê đất từ 80 USD cách đây hai năm lên 135-150 USD/chu kỳ thuê, còn ở các khu vực tiềm năng khác như Long An, Tây Ninh giá thuê cũng tăng ở mức trên 130 USD/chu kỳ. Với mức giá thuê này theo các doanh nghiệp gỗ là quá cao dẫn tới việc đầu tư mở rộng quỹ đất cho sản xuất ngày càng khó.

N.H

 

Tin xem nhiều